Thứ Tư, 19 tháng 10, 2022

Điểm khác biệt là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, đây còn được xem là những ưu thế cạnh tranh giúp thương hiệu vượt lên đối thủ cạnh tranh. Cụ thể, khái niệm USP là gì? Làm sao để tạo nên chiến lược USP thành công? Tham khảo ngay bài viết sau để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Tham khảo:

1. Tham khảo dịch vụ tư vấn marketing hàng đầu Việt Nam

2Marketing thuê ngoài hiệu quả nhất

tìm hiểu usp là gì

USP LÀ GÌ ?

Khái niệm của USP (viết tắt của Unique Selling Proposition hay Selling Point) được hiểu là điểm bán hàng độc nhất. USP là yếu tố để phân biệt điểm nổi bật trong sản phẩm/dịch vụ, tức là những gì bạn có nhưng đối thủ không có sẽ tạo nên sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh thì được gọi là USP.

Trong kinh doanh marketing online, việc truyền đạt USP một cách rõ ràng và hiệu quả là một trong những chìa khóa để thu hút khách hàng tiềm năng tạo nên khả năng chuyển đổi cao. 

Một USP thành công thường không quan trọng số lượng từ ngữ, nó có thể là một câu slogan ngắn hay một đoạn văn bản, nhưng bắt buộc phải truyền đạt được lợi ích đặc biệt của sản phẩm/dịch vụ đến người dùng 

 VAI TRÒ USP LÀ GÌ?

Những lợi ích của USP mang lại cho doanh nghiệp:

  • • Tạo niềm tin với khách hàng

Hãy cho người dùng biết sản phẩm hiệu quả hơn đối thủ ở điểm nào chính là yếu tố quan trọng, gián tiếp trả lời cho câu hỏi tại sao người dùng phải chọn sản phẩm/dịch vụ thay vì đối thủ.

  • Khẳng định vị thế của doanh nghiệp đối với khách hàng

USP giúp tạo chỗ đứng của thương hiệu trên thị trường rất tốt, khách hàng sẽ biết bạn là ai. Selling Point đã trở thành một chiến lược marketing quan trọng không thể thiếu trong công cuộc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hiện nay

  • Tạo nên thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường

Nếu chiến lược USP thật sự xuất sắc, tỉ lệ đánh bại đối thủ thậm chí là đánh bại thương hiệu lớn hoàn toàn có thể xảy ra.

4 CHIẾN LƯỢC USP SẢN PHẨM THƯƠNG HIỆU ĐỘC NHẤT?

Chiến lược Selling Point giúp xác định vị trí độc nhất công ty trên thị trường và trở thành điểm trọng tâm của hoạt động kinh doanh, công ty cũng tránh được tình trạng lan man trong quá trình định vị thương hiệu. Một điểm sai lầm rất lớn mà doanh nghiệp thường mắc phải, đó chính là cố gắng định vị tất cả mọi thứ và vô tình khiến cho sản phẩm/dịch vụ của họ không tạo được điểm nhấn nổi bật.

Một doanh nghiệp thành công thường xác định rõ ràng yếu tố khác biệt nào trong số yếu tố cạnh tranh chính của họ. Vì vậy, lời khuyên tốt nhất mà Quảng Cáo Siêu Tốc muốn dành cho doanh nghiệp SME vừa khởi nghiệp là chỉ nên tập trung vào một điểm hấp dẫn duy nhất trong sản phẩm/dịch vụ và cố gắng làm nổi bật điểm hấp dẫn đó, như vậy sẽ tạo được một chiến lược bán hàng thành công.

1. Unique selling point theo cảm nhận

Usp sản phẩm theo cảm nhận tạo nên khác biệt cho không phải xuất phát từ bản thân sản phẩm mà tự nhận thức người tiêu dùng. Marketer hình thành nên một nhận thức nhân tạo trong tâm trí người tiêu dùng, khiến sản phẩm trở nên khác biệt so với những sản phẩm khác trên thị trường. Thông thường doanh nghiệp đánh vào usp chính là là truyền thông thương hiệu ngắn gọn, dễ nhớ, dễ dàng đề cập trực tiếp tới USP, gia tăng tần suất truyền thông, để củng cố USP trong tâm trí người tiêu dùng.

Chắc chắn, nhắc đến dầu gội đầu, bạn sẽ nghĩ ngay đến Clear hay Head & Shoulders. Hoặc nhắc đến nước khoáng trong đầu mọi người sẽ nghĩ ngay đến Lavie hoặc Aquafina " vị tinh khiết". Và chắc rằng nhiều người sẽ than vãn rằng họ sẽ không thấy sự khác biệt giữa hai loại thức uống này. Unique selling point ở đây là nhãn hàng " ghim" vào tâm trí người tiêu dùng nhận thức thật khác biệt về sản phẩm.

2. Usp nhận diện thương hiệu

Hình thức tạo nên sự khác biệt thông qua một số yếu tố về bao bì, màu sắc, thiết kế bao bì. Hầu như thương hiệu hiện nay đều có hệ thống nhận diện riêng, các yếu tố về thị giác đóng vai trò làm USP trong một số ngành yêu cầu tính thẩm mỹ phải cao như thời trang, làm đẹp, điện thoại thông minh, xe cộ,....USP theo hệ thống nhận diện, marketer cần chú trọng mạnh vào đầu tư thiết kế sản phẩm cũng như sử dụng nhiều kênh truyền thông giúp tối đa hóa lợi nhuận hiệu quả về mặt hình ảnh: TVC, print ad, biểu hiệu ngoài trời, tập chí ngành,...Thị giác đóng vai trò quan trọng khiến nhiều gục ngã vì cái đẹp trước vẻ đẹp bên ngoài của sản phẩm, tạo nên vị thế riêng biệt.

3. Usp trong marketing theo tính cách

Usp trong marketing tạo nên sự khác biệt bằng cách hô biến thương hiệu cá nhân với tính cách, đặc điểm, ước mơ, hành xử, lối sống,...gần gũi với người dùng mục tiêu và giúp trở thành một tấm gương giúp người tiêu dùng noi theo, mang thông điệp ngầm hiểu. Xây dựng USP theo tính cách rất phổ biến ở nhiều mặt hàng tiêu dùng cá nhân như kem dưỡng da, lăn khử mùi, dầu gội, sữa tắm,...Một số thành phần thành công khi xây dựng USP là chàng trai Xmen phong độ hấp dẫn, chiến thắng mọi thử thách cô gái Dove giản dị, đằm thắm, sâu sắc,...

Muốn tạo nên tính người cho sản phẩm/dịch vụ, marketer cần ưu tiên minh hoạ chân dung người dùng sản phẩm minh họa. Không chỉ hình ảnh mà bạn phải chú trọng ngôn ngữ truyền tải sản phẩm/dịch vụ, người làm marketing cần phải lựa chọn tính từ thể hiện một số phẩm chất, tính phù hợp chẳng hạn như tự tin, cá tính, mạnh mẽ, đảm đam, quyến rũ,....

tầm quan trọng của chiến lược unique selling proposition

<meta charset="utf-8" /><b id="docs-internal-guid-1d28e526-7fff-e787-de98-3b54fe9c3fbf">CÁCH TẠO MỘT CHIẾN LƯỢC UNIQUE SELLING POINT HIỆU QUẢ

Bạn muốn tạo unique selling point 

1. Tìm hiểu nhu cầu khách hàng

Nghiên cứu và lập danh sách những điểm khác biệt về sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực, có thể thành lập một đội ngũ có đủ kiến thức chuyên môn về lĩnh vực sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn để thực hiện các khảo sát như:

  • • Đặc điểm chung của sản phẩm trong cùng lĩnh vực là gì?

  • • Yếu tố nào dẫn đến khách hàng quyết định lựa chọn sản phẩm đó?

  • • Mức giá sản phẩm của doanh nghiệp bạn đưa ra có phù hợp không?

  • • Tỉ lệ người dùng quay lại mua sản phẩm là bao nhiêu phần trăm?

  • • Sản phẩm/dịch vụ của công ty có thật sự phù hợp với xu hướng?

Khi bạn hiểu rõ nhu cầu của khách hàng đang cần gì thì bạn mới tạo ra được một USP hấp dẫn và thu hút

2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

  • • Đối thủ cạnh tranh là ai? 

  • • USP của họ là gì?

  • • Cách chăm sóc khách hàng của họ như thế nào?

  • • Tìm kiếm những khoảng trống mà bạn có thể giới thiệu thương hiệu của mình một cách khác biệt.

  • • Sàng lọc dữ liệu

Tổng hợp lại tất cả thông tin từ nghiên cứu trên và chọn ra cho mình một USP có khả năng tạo ra chuyển đổi nhất

3. Bảo vệ USP của doanh nghiệp

Khi bạn bắt đầu khởi chạy chiến lược quảng cáo, chắc chắn không tránh khỏi sự dòm ngó đối thủ xung quanh thậm chí họ có thể bắt chước ý tưởng hay đưa nhiều phản hồi không tốt cho thương hiệu. Việ là không ngừng nghiên cứu và phát triển nâng cấp sản phẩm/dịch vụ ngày một tốt hơn đồng thời luôn sáng tạo ra những USP mới mẻ và độc đáo là cách tốt nhất để bảo vệ USP hiệu quả và thành công.

CÁCH XÁC ĐỊNH USP SẢN PHẨM CHÍNH XÁC

Hiểu được khái niệm, vai trò thì việc xác định USP sản phẩm trở nên đơn giản hơn. 5 bước giúp bạn xác định Unique Selling Point thống lĩnh thị trường:

1. Đặt mình vào vị trí khách hàng

Khách hàng chính là người trực tiếp mang lại doanh thu, bạn phải đặt bản thân vào vị trí để hiểu được họ muốn gì, đáp ứng nhu cầu không.

Ví dụ bạn đang kinh doanh quần áo nam, muốn xác định USP bạn phải đặt ra câu hỏi:

Khách nam thường mặc những bộ quần áo vào từng dịp nào?

  • • Phong cách bạn nam như thế nào?

  • • Chất liệu nào được yêu thích nhất?

  • • Khách hàng mong muốn đặc điểm sản phẩm nhất?

Bạn phải xác định một số câu hỏi lớn, bạn có thể xoáy sâu từng câu hỏi một, như:

  • • Khách hàng thường mặc những bộ quần áo nào?

  • • Màu sắc được ưa chuộng vào một những dịp nào?

  • • Số tiền có thể chi trả khoảng bao nhiêu?

Khi bạn đặt được nhiều câu hỏi liên quan thì sẽ hiểu rõ về người dùng và có kế hoạch đúng hướng.

2. Đứng vai trò khách hàng và trả lời câu hỏi

Khi thiết lập được câu hỏi từ bước một, bạn cần tìm được câu trả lời cho chúng. Một USP hiệu quả phải có đủ hai yếu tố: Độc nhất và phù hợp cho thực tế. Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng để có đáp án quan trọng nhất. Khi bạn hiểu được người mua chắc chắn sẽ biết được mình cần cải thiện sản phẩm chỗ nào, xác định giá trị mang lại cho họ.

3. Tổng hợp thông tin nhanh

Khi đặt mình vào vị trí khách hàng, có đáp án, bạn sẽ tổng hợp lại. Nếu có nguồn lực bạn có thể thực hiện tiếp nhiều cuộc khảo sát khác để khách hàng có thể so sánh kết quả dễ dàng. Thời đại internet phát triển như hiện nay thì khảo sát online là một phương án rất hiệu quả, bạn có thể chọn lọc ra những thông tin.

4. Xác định giá trị sản phẩm

Bạn cần thời gian xem lại nhu cầu khách hàng. Liệt kê ra tất cả tính năng phù hợp, xem có thể phục vụ cho khách hàng hay không.

5. Xác định giá trị độc nhất, điểm khác biệt ấn tượng

Khi cân nhắc điểm tương đồng sản phẩm mang lại nhu cầu khách hàng, bạn phải tìm kiếm một giá trị độc nhất có thể tạo ấn tượng. USP sẽ đi theo hết một chu trình sống sản phẩm, yếu tố giúp khách hàng nhớ sản phẩm lâu hơn.

Không nên bắt chước đối thủ, điều này sẽ vô tình khiến người tiêu dùng có suy nghĩ món hàng này chỉ là bản sao chép, chất lượng không cao, từ đó chuyển hướng qua sử dụng sản phẩm.

Khi hoàn thành xong 5 bước, bạn sẽ xác định USP sản phẩm, từ đó có chiến lược khai thác, đẩy mạnh hoạt động liên quan để tăng độ nhận diện thương hiệu trên thị trường.

4. VÍ DỤ VỀ USP THỰC TẾ HIỆU QUẢ

Unique selling point là gì? Doanh nghiệp có thực sự thành công trong chiến dịch 

usp sản phẩm? Thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp đã lên và triển khai thành công chiến dịch USP điển hình như: 

1. USP của Vinamilk

Vinamilk là đại diện cho thương hiệu sữa Việt Nam bước ra thế giới. Khi thị trường sữa vốn là thị trường cạnh tranh khốc liệt, để tạo được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoại nước là điều không hề dễ dàng. Vinamilk đã đầu tư rất lớn cho chiến lược truyền thông của mình, một trong những chiến lược thành công nổi bật thương hiệu sữa này là chiến dịch Vinamilk 40 năm - nâng cao Việt Nam.

usp của thương hiệu vinamilk

2. USP của M & MS

M & Ms: “Sô cô la sữa tan chảy trong miệng bạn, không phải trong tay bạn”

Một thông điệp khá độc đáo và thu hút. Thông điệp mang ý nghĩa với lớp vỏ kẹo đầy màu sắc bao bọc bên ngoài sẽ không làm bạn bị bẩn tay, đây là một lợi thế của M & MS so với sản phẩm của đối thủ

unique selling proposition của thương hiệu MMS

3. USP của Domino’s Pizza 

“Bạn nhận được bánh pizza nóng giao tận nơi trong 30 phút hoặc ít hơn, nếu không, bạn sẽ nhận nó miễn phí”

Thỏa thuận được đặt ra là Domino’s Pizza cam kết chất lượng Pizza nóng và thời gian giao hàng nhanh chóng đã giúp thương hiệu Domino’s Pizza thành công khi sử dụng chiến lược này. Tuy nhiên, chiến lược này cũng mau chóng phải dừng lại vì xảy ra nhiều tai nạn xe cộ trong quá trình giao hàng nhanh

usp của thương hiệu Dominos pizza

4. USP của Biti's

“nâng niu bàn chân Việt”

Một thương hiệu giày dép quốc dân nổi tiếng, với chất liệu bền bỉ và chất lượng cao, người dùng sẽ luôn cảm thấy thoải mái vs tự tin khi sử dụng sản phẩm của thương hiệu này cũng như câu slogan mà Biti's đang sử dụng “nâng niu bàn chân Việt”, chính vì điều này đã tạo nên một thương hiệu Biti's không thể thay thế trong tâm trí người Việt Nam

thương hiệu bitiss

KẾT LUẬN

Usp sản phẩm là gì? Qua chia sẻ kiến thức trên, hi vọng bạn đã hiểu được khái niệm và cách tạo ra một USP thu hút và độc nhất. Hi vọng sẽ giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu thành công trong tương lai. Chúc bạn thành công!

Bài viết USP Là Gì? Cách viết usp unique thương hiệu ĐỘC NHẤT 2022 được đăng lần đầu bởi Quảng Cáo Siêu Tốc.

#quangcaosieutoc, #votuanhai, #usplàgì



source https://quangcaosieutoc.com/usp-la-gi/