Chiến lược Marketing của Coca Cola là một trong những case study mà rất nhiều doanh nghiệp cần học hỏi. Để thu hút khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu, Coca Cola đã triển khai các chiến dịch quảng cáo cũng như những chiến lược sản phẩm, giá, phân phối và chiến lược truyền thông hiệu quả. Hãy cùng Quảng Cáo Siêu Tốc tìm hiểu và phân tích chiến lược Marketing mix của Coca Cola theo 4P ngay sau đây nhé!
Nội Dung [Ẩn]
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY COCA COLA
Trước khi phân tích chiến lược marketing mix của Coca Cola, bạn cần nắm được tổng quan về Coca Cola để biết được thương hiệu này đã có những nỗ lực gì để mang đến thành công như hôm nay.
1. Lịch sử hình thành và phát triển Coca Cola
Coca Cola là doanh nghiệp về đồ uống, nhà sản xuất, nhà bán lẻ và quảng bá các đồ uống, siro không cồn đa quốc gia được đăng ký năm 1893 tại Mỹ. Cho đến ngày nay, Coca Cola vẫn trung thành với tiêu chí Coke là một loại thức uống ngon lành và tươi mát. Hình dạng chai độc đáo của hãng cũng đã được đăng ký bảo hộ năm 1960.
Theo tạp chí BusinessWeek và hãng Interbrand. Với 65 tỷ USD, nhãn hiệu Coca Cola đã giúp thương hiệu này giữ top đầu bình chọn 100 thương hiệu hàng đầu thế giới. Dù đã thay đến 3 đời CEO kể từ năm 2000, Coke vẫn tiếp tục giữ ngôi vị số 1 trên thị trường đồ uống có ga của Mỹ với 42,8% thị phần (vị trí thứ 2 là Pepsi với 31,1%).
Được giới thiệu tại Việt Nam năm 1960, đến 1964 Coca Cola đã chính thức ra mắt tại nước ta. Hiện nay, các nhà máy của thương hiệu nước giải khát này đã có mặt tại Đà nẵng, Hà Nội, TP.HCM. Với định hướng trở thành công ty giải khát toàn diện, Coca Cola đã không ngừng triển khai các chiến lược tiếp thị hiệu quả và cung cấp đến khách hàng những sản phẩm chất lượng và đa dạng. Dễ thấy nhất là dòng sản phẩm ít đường và không đường.
2. Thị trường mục tiêu của Coca Cola
Coca Cola tập trung vào các thị trường truyền thống và lớn mạnh như Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc. Sản phẩm của thương hiệu này đã bắt đầu thâm nhập vào các thị trường của những quốc gia khác khi đã có được vị thế vững chắc tại các thị trường lớn. Hiện nay, Coca Cola đã có mặt tại hơn 200 quốc gia thuộc những châu lục khác nhau.
3. Đối tượng khách hàng của Coca-Cola
Coca Cola hướng tới mọi khách hàng trên thị trường. Phân khúc tiếp thị hoàn hảo này chính là 1 trong những lý do mang đến sự thành công của nhãn hiệu này.
Độ tuổi
-
• Những người trẻ từ 10 đến 35 tuổi. Đây là thị trường mà hãng luôn muốn hướng đến bởi giới trẻ có những đặc điểm khác biệt đem lại nhiều cơ hội tiềm năng như: Sử dụng thường xuyên, thích tụ họp ăn uống, thích nước ngọt có gas hơn các lứa tuổi khác.
-
• Họ thường nhắm mục tiêu đến những người trung niên, lớn tuổi có ý thức ăn kiêng hoặc mắc bệnh tiểu đường bằng cách cung cấp Coca ăn kiêng.
Vị trí địa lý
Tập trung ở các thành phố lớn, có mật độ dân số cao và tần suất sử dụng thường xuyên. Vì thế, Coca Cola đã xây dựng nhà máy sản xuất và mở trụ sở đại diện ở 3 thành phố lớn nhất tại Việt Nam (Hà Nội, Tp.HCM, Đà nẵng).
4. Mục tiêu chiến lược của Coca-cola
Mục tiêu của công ty
-
• Có được nhiều người dùng hơn.
-
• Giành thị phần, đặc biệt là đồ uống nóng.
Mục tiêu tiếp thị
-
• Thực hiện các chiến dịch Marketing hiệu quả.
-
• Triển khai nền tảng truyền thông kỹ thuật số toàn cầu.
-
• Đảm bảo lợi nhuận cao từ ngân sách Marketing.
-
• Kiến tạo hình ảnh thương hiệu toàn cầu.
Mục tiêu tài chính (dài hạn)
-
• Doanh thu tăng trưởng 4-6%.
-
• Tăng thu nhập hoạt động (Operating Income) từ 6-8%.
-
• Tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu từ 7-9%.
-
• Dòng tiền tự do (Free Cash Flow) đạt từ 90-95%.
Mục tiêu nhân sự
Tăng sự kết nối của nhân viên công ty.
5. Mục tiêu marketing của Coca-cola
Khi triển khai chiến lược marketing mix của Coca Cola, thương hiệu này chia mục tiêu ra thành:
-
• Mục tiêu Marketing: Coca Cola muốn tăng tương tác cao trên cả hai kênh online và offline. Chiến lược này khuyến khích những khách hàng mục tiêu quan tâm, yêu thích nước ngọt. Nhằm thúc đẩy doanh số bán ra đạt ngưỡng trong mùa hè.
-
• Mục tiêu tăng độ nhận diện thương hiệu: Khách hàng có thể chia sẻ các Coca với nhau và post những hình ảnh đó lên mạng xã hội để tăng độ nhận diện.
THAM KHẢO THÊM:
1. Chiến lược Marketing của Highlands Coffee
2. Phòng Marketing thuê ngoài tốt nhất
3. Tư vấn chiến lược Marketing tổng thể
4. Dịch vụ Marketing online trọn gói
6. Dịch vụ content Marketing chuẩn SEO
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA COCA COLA TẠI VIỆT NAM THEO 4P
Phân tích chiến lược Marketing của Coca Cola theo 4P gồm: chiến lược về sản phẩm, về giá, kênh phân phối và chiến lược xúc tiến, truyền thông.
1. Chiến lược sản phẩm của Coca Cola
Thay vì mở rộng thị phần, thương hiệu đã tập trung đầu tư sản phẩm mới phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng tại từng địa phương, từng quốc gia. Đây là một trong những chiến lược xuyên quốc gia độc đáo, giúp Coca Cola thành công định vị thương hiệu hiệu quả.
Về chủng loại sản phẩm
Luôn hướng tới sự đa dạng và đáp ứng nhu cầu người dùng, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Coca Cola liên tục tung ra các dòng sản phẩm mới. Ngoài vị truyền thống, thương hiệu còn không ngừng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới. Đơn cử như: caffeine-free Coca-Cola, Caffeine-Free Diet Coke, Coca-Cola Cherry, Coca-Cola Zero, Coca-Cola Vanilla, chanh dây, chanh và cà phê,...
Vào năm 2016, thương hiệu này đã cho ra mắt Coca không đường, cạnh tranh trực tiếp với Pepsi. Bắt kịp xu hướng và nhu cầu người tiêu dùng đang quan tâm đến các sản phẩm tốt cho sức khỏe.
5 danh mục sản phẩm chính của Coca Cola:
-
• Đồ uống.
-
• Nước ngọt có ga.
-
• Nước và Hydrat hóa.
-
• Nước trái cây.
-
• Sữa và thực vật.
-
• Cà phê và nước ngọt.
Trong đó phổ biến nhất là: Coca Cola, Sprite, Fanta, Dasani. Gần đây, Coca Cola đã không ngừng nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm phục vụ người Việt Nam như: nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, bột trái cây Sunfill. Bổ sung nhiều hương vị mới cho các sản phẩm truyền thống đáp ứng thị hiếu và khẩu vị người Việt Nam như: Fanta chanh, Fanta dâu, Soda chanh.
Về mẫu mã, bao bì
Kiểu dáng, bao bì, logo được điều chỉnh ngày càng nhỏ gọn, tiện lợi, hiện đại và không ngừng bắt trend. Những logo cốt lõi vẫn được giữ nguyên và in sâu trong tâm trí người tiêu dùng trong hơn 100 năm.
Các sản phẩm chủ yếu được chứa trong các chai nhựa, chai thủy tinh hoặc lon với dung tích từ 200ml-2l. Đặc biệt, Coca Cola đã được nhận giải thưởng cao quý Platium Pentaward 2009 về mẫu thiết kế hè 2009.
Bao bì chai Coca gồm có: lon 330ml, chai Pet 1,5L, thùng 330ml, chai nhựa 390ml với kiểu dáng nhỏ gọn, thanh nhã.
2. Chiến lược giá bán
Coca Cola sử dụng chiến lược giá “phân biệt giá”. Tức là các hàng hóa dịch vụ tương tự nhau nhưng giá thành khác nhau bởi cùng 1 nhà cung cấp. Vì thị trường đồ uống độc quyền nên các công ty khó nhận ra sự phụ thuộc lẫn nhau về giá cả và sản lượng.
Các sản phẩm của Coca sẽ có mức giá thấp hơn so với phân khúc đối thủ tương tự, cũng như tùy chỉnh mức giá theo khả năng chi trả từng địa phương.
Chẳng hạn như thị trường Việt Nam, nơi mà thu nhập bình quân đầu người còn hạn chế, đặc biệt là vùng nông thôn. Coca sẽ áp dụng mức giá tương đối thấp để thâm nhập thị trường, thay vì đẩy giá cao để chắt lọc thị trường. Ngoài ra thương hiệu cũng mang đến rất nhiều chiết khấu, khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách hàng.
3. Chiến lược kênh phân phối
Một trong những yếu tố giúp Coca Cola trở thành thương hiệu nước giải khát được yêu thích nhất trên thế giới là tính sẵn có của nó. Hệ thống phân phối của Coca Cola là hệ thống mô hình phân phối hàng tiêu dùng nhanh, sản phẩm có mặt từ nông thôn đến thành thị và có mặt ở khắp các cửa hàng tạp hóa, siêu thị tại thị trường họ nhắm tới.
Tại Việt Nam, các sản phẩm của thương hiệu này được sản xuất tại 3 nhà máy đóng chai đặt tại TP.HCM, Hà Nội và Đà nẵng. Nhờ vào 3 nhà máy sản xuất tại 3 miền Bắc Trung Nam, Coca Cola có thể dễ dàng mở rộng mạng lưới phân phối ở các miền, cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý ở 3 khu vực này.
Các kênh phân phối của Coca là:
-
• Kênh trực tiếp: Các kênh như: Shopee, Lazada, Tiki,... giúp thương hiệu bán hàng trực tiếp, chủ động phân phối, nắm bắt tình hình và nhu cầu thị trường.
-
• Kênh bán lẻ: Giúp Coca Cola phục vụ người tiêu dùng tại từng địa phương. Thông thường, sản phẩm được phân phối tại; cửa hàng bán lẻ, siêu thị, tạp hóa, đại lý, cửa hàng tiện lợi,... Được trưng bày ở những nơi dễ thấy nhất. Thương hiệu này sẽ hỗ trợ một số vấn đề cũng như đưa ra mức chiết khấu ưu đãi dành cho họ.
-
• Kênh phân phối nhà hàng khách sạn: Coca Cola trở thành đối tác quen thuộc của khách hàng và một số thương hiệu khác để tăng doanh thu cho cả hai. Đây là kênh giúp đem lại hiệu quả và tránh được tối đa rủi ro.
4. Chiến lược về xúc tiến hỗn hợp
Coca Cola có đa dạng chiến dịch để quảng bá thương hiệu. Nhưng trong suốt lịch sử phát triển, thông điệp cơ bản vẫn là “Hạnh phúc”.
Sự đơn giản
Thương hiệu này rất nhất quán trong việc truyền đạt một thông điệp mạnh mẽ, hấp dẫn và đơn giản. Các chiến dịch như “Enjoy”, “You can’t beat the feeling”, “Happiness” đã đưa Coca trở thành công ty đứng đầu trong ngành, trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng.
Cá nhân hóa
Để có thể đáp ứng nhu cầu một cách cá nhân nhất cho khách hàng. Coca triển khai rất nhiều chiến dịch để định vị bản địa hóa cho thị trường toàn cầu. Trong nổi bật là “Share a Coke”, để đạt được thành công, thương hiệu này được lan rộng đến hơn 50 quốc gia. Thông điệp của chiến dịch này được tùy chỉnh theo văn hóa, ngôn ngữ ở mỗi địa phương, quốc gia.
Xã hội hóa
Các nền tảng truyền thông mạng xã hội là một trong những công cụ tiếp thị phát triển nhanh nhất. Vì thế, Coca đã xây dựng một số nền tảng phổ biến và đem lại hiệu quả cao như: Facebook, Snapchat, Pinterest, Youtube, Twitter. Ngoài ra nhãn hàng nước giải khát này cũng đầu tư mạnh cho các quảng cáo ấn tượng trên truyền hình, báo chí. Theo TNS Việt Nam, Coca Cola Việt Nam đã chi đến khoảng 1,5 triệu đô la Mỹ cho quảng cáo trên truyền hình và báo giấy trong năm 2008.
MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC PR CỦA COCA - COLA
Một số chiến dịch PR nổi bật của nhãn hàng nước ngọt, nước giải khát này là:
1. Chiến dịch “Share a Coke”
Share được phát động lần đầu năm 2011 tại Úc và New Zealand. Sử dụng 250 tên tuổi phổ biến nhất của thế hệ trẻ để tiếp thị cho sản phẩm của mình và nhận thức về thương hiệu trên toàn thế giới.
Được triển khai tại việt Nam 9/6/2014, chiến dịch này có tên “Trao Coca-Cola, kết nối bạn bè”. Trong quá trình diễn ra, có hơn 500.000 hình ảnh với hashtag #ShareaCoke đã được chia sẻ.
Tính đến tháng 9/2015, hơn 6 triệu bức ảnh đã được chia sẻ. Fanpage Facebook Coca Cola cũng tăng gần 25 triệu người theo dõi và bán thành công 250 triệu chai sản phẩm chỉ trong 1 mùa hè.
2. Chiến dịch “Happiness Machine”
Đây là một chiến dịch Marketing kinh điển của Coca, nằm trong chiến dịch tích hợp toàn cầu Open Happiness. Được tạo ra nhằm chia sẻ những khoảnh khắc ngạc nhiên và hạnh phúc cho người tiêu dùng. Các máy bán hàng của Coca Cola sẽ được gắn thêm các camera ẩn, ghi hình trong 2 ngày. Sau đó làm ra một video về phản ứng người tiêu dùng khi nhận được kính râm, hoa, than cốc,...
3. Chiến dịch “Fifa World Cup”
Coca Cola là nhà tài trợ lớn nhất của Fifa World Cup năm 2014, là cơ hội lớn để nhãn hàng lan tỏa câu chuyện của mình, bằng cách xuất bản một đoạn video quảng cáo cho World Cup với tên “Một thế giới, một trận đấu”. Nội dung về 4 đội bóng đang đối phó với thảm họa gần thời gian diễn ra World Cup.
Video khẳng định sức mạnh bóng đá có thể mang đến niềm vui và sức mạnh đoàn kết cho các cầu thủ. Hơn thế nữa, nhãn hàng còn đưa 1 triệu fan đến từ hơn 90 quốc gia đến tham dự World Cup 2014. Chiến dịch này rất phổ biến và mang đến thành công lớn cho Coca Cola.
NHẬN XÉT VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA COCA-COLA
Một số bài học rút ra từ chiến lược Marketing của Coca Cola là:
1. Xây dựng thương hiệu đa giác quan mạnh mẽ
-
• Bộ nhận diện thương hiệu của Coca Cola luôn đồng nhất và dễ nhận biết.
-
• Theo Business Insider, 94% dân số thế giới có thể nhận biết ngay logo màu đỏ và trắng của Coke, ngay cả khi tên không xuất hiện.
-
• Mỗi khi nghe tiếng Phhhhsst, mọi người thường nghĩ ngay đến lon Coca.
2. Sản phẩm mang lại cảm xúc
Nhiều người cho rằng, mục tiêu duy nhất trong các chiến lược Marketing Của Coca Cola là làm sao bán được nhiều sản phẩm nhất và mang về doanh thu cao nhất. Nhưng thật sự, mục tiêu của nhãn hàng này không chỉ có thế mà vẫn còn mục tiêu song hành là tạo ra sự thay đổi tích cực cho cuộc sống.
Vì thế, Coca Cola luôn mang đến cho người tiêu dùng thông điệp về “hạnh phúc”, là một thương hiệu toát lên niềm vui, hình ảnh gia đình, quãng thời gian tươi đẹp. Thể hiện sự quan tâm, tính gần gũi và lan tỏa đến khách hàng những nguồn năng lượng tích cực nhất.
Tại Việt Nam, các chiến dịch của Coca Cola đều mang giá trị kết nối. Điển hình là các thông điệp và nội dung truyền tải trên TVC. Một số chiến dịch phải kể đến như “Tết yêu thương trong từng khoảnh khắc” (2018), “Tết gắn kết” (2016), “Hành trình đón một khởi đầu mới” (2017)”.
3. Phù hợp với người dùng toàn cầu
Coca luôn không ngừng lắng nghe và thay đổi dựa trên nhu cầu và phản hồi của họ thông qua các nền tảng mạng xã hội. Vì thế mà họ đã giữ vững được niềm tin từ khách hàng trong suốt 1 thế kỷ vừa qua, dù số lượng khách hàng cực lớn đến từ nhiều khu vực khác nhau.
4. Luôn đa dạng hóa
Nhận biết được mối lo ngại lớn nhất của khách hàng khi sử dụng Coca Cola chính là những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Được cho là gây ra bởi hàm lượng fructose cao. Để giải quyết vấn đề này, Coca Cola đã tập trung nghiên cứu, mở rộng và phát triển các sản phẩm lành mạnh như Coke diet,...
5. Tạo chiến dịch tiếp thị nội dung lâu dài
Các chiến dịch đến từ Coca luôn được đầu tư từ thông điệp, phạm vi, cách thức triển khai, chi phí,... Vì thế, Bất kể Coca Cola đưa ra chiến dịch nào cũng đều được công chúng đón nhận nhiệt liệt. Đặc biệt, hiếm có thương hiệu nào có thể đảm bảo tính thời sự cho chiến dịch, xây dựng được nội dung mang tính lâu dài như Coca Cola.
SO SÁNH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA COCA-COLA VÀ PEPSI
Coca và Pepsi từ lâu đã là cặp “kỳ phùng địch thủ” lớn nhất của nhau. Luôn cạnh tranh trên nhiều phương diện, thậm chí thực hiện những quảng cáo hạ bệ đối thủ.
Ngay từ những năm 1920, Coca đã rất chú trọng vào việc quảng bá thương hiệu khi liên tục hợp tác cùng các nhân vật nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng lớn. Tất nhiên, những chiến lược Marketing mix của Coca Cola đã giúp doanh nghiệp nâng cao sản lượng tiêu thụ, doanh thu và thị phần cho mình.
Trong khi đó, Pepsi đã có những năm tháng rất chật vật nhưng sau khi thay đổi thể tích chai và giữ nguyên mức giá bán. Thương hiệu này đã tạo ra cú đảo ngược đầy ấn tượng. Từ đó chính thức bước vào trận chiến Marketing nhất là ở mảng quảng cáo cùng Coca.
Trong mảng quảng cáo truyền hình, Pepsi đang nắm giữ vị trí thứ 5 trong số các thương hiệu tên tuổi còn Coca chỉ xếp thứ 8. Trong các chiến dịch của mình, Pepsi luôn nhấn mạnh thông điệp “Sự lựa chọn của thế hệ mới”.
Coca cũng không hề kém cạnh khi sử dụng chiến dịch đẩy mạnh sự xuất hiện của mình trên nhiều phương tiện truyền thông hơn.
Để so sánh tổng quan về chiến lược Marketing giữa hai ông lớn này thì Coca luôn có cách xử lý khá mềm mại, ngay cả khi bị Pepsi đả kích với những quảng cáo “ăn miếng trả miếng”. Ngoài ra, hiệu quả trong các chiến dịch của Coca bao giờ cũng mạnh hơn. Giúp thương hiệu nắm giữ vị trí số 2 chỉ sau biểu tượng “Ok”.
CÁC CÂU HỎI VỀ MARKETING CỦA COCA-COLA
Những câu hỏi phổ biến mà người tiêu dùng thường thắc mắc về sản phẩm của Coca là:
1. Vị của Coca-Cola có khác nhau ở các quốc gia?
Thành phần cơ bản và quy trình mà Coca Cola sử dụng là tương tự nhau ở mọi quốc gia. Dù vậy, khẩu vị mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Hương vị thức uống có thể thay đổi do nhiều yếu tố như: nhiệt độ tại nơi sử dụng, thực phẩm sử dụng chung, điều kiện bảo quản trước khi sử dụng.
2. Công ty Coca-Cola có sản xuất các sản phẩm giống nhau ở các quốc gia?
Một số sản phẩm cơ bản như Coca-Cola truyền thống hiện đang có mặt trên hơn 200 quốc gia. Một số khác chỉ xuất hiện ở vài quốc giá cố định để đáp ứng thị hiếu của từng địa phương. Có vài hương vị chỉ được ưa chuộng tại quốc gia nào đó. Chính vì thế, thường thì ở các quốc gia khác nhau, thành phần cũng sẽ khác nhau.
3. Mỗi ngày công ty Coca-Cola bán ra bao nhiêu sản phẩm trên khắp thế giới?
Là một công ty lớn trong ngành giải khát. Mỗi ngày có trên 1,9 tỷ sản phẩm của Coca Cola được bán ra tại trên 200 quốc gia.
4. Có bao nhiêu đường trong một lon Coca-Cola truyền thống?
Trong 100ml Coca Cola classic thông thường sẽ có 10,6g đường. Trong một lon 330ml sẽ chứa 35g đường.
KẾT LUẬN
Chiến lược Marketing của Coca Cola vẫn luôn là bài học quý giá để các doanh nghiệp khác học hỏi. Hy vọng qua những thông tin mà Quảng Cáo Siêu Tốc chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược Marketing mix của Coca Cola và có thể áp dụng được cho hoạt động kinh doanh của mình nhé!
Bài viết Chiến lược Marketing của Coca cola - Thương hiệu TOÀN CẦU được đăng lần đầu bởi Quảng Cáo Siêu Tốc.
#quangcaosieutoc, #votuanhai, #chiếnlượcmarketingcủacocacola