Thứ Tư, 12 tháng 4, 2023

Làm sao để biết chiến dịch Marketing công ty có đang tiến hành thuận lợi hay không? Hãy để Quảng Cáo Siêu Tốc giới thiệu bạn 15 chỉ số KPI trong Marketing sau đây! Hiểu rõ những chỉ số Marketing KPI này sẽ giúp bạn biết được hiệu quả chiến dịch Marketing mà công ty đang tiến hành để tiếp cận chuyển đổi khách hàng tiềm năng. Đừng quên tham khảo báo giá marketing thuê ngoài cam kết doanh số.

Banner Marketing KPI

CHỈ SỐ MARKETING KPI LÀ GÌ?

KPI – Key Performance Indicator là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả công việc.

Chỉ số KPI là những thông số quan trọng để đánh giá được sự đóng góp tiếp thị trong sự thành công doanh nghiệp.

KPI gắn liền với tiến độ. Chúng thể hiện hiệu suất liên quan đến dự án và chiến dịch cụ thể. KPI Marketing Online là những con số cần được theo dõi nhất quán để hiểu trạng thái chiến dịch tiếp thị và liệu chúng có đáp ứng tốt KPI lớn hơn là mục tiêu kinh doanh công ty hay không.

DỊCH VỤ MARKETING LIÊN QUAN

1. Tư vấn dịch vụ marketing tổng thể chuyên nghiệp

2. Tham khảo dịch vụ tư vấn marketing hàng đầu Việt Nam

3. Dịch vụ content marketing THU HÚT

MARKETING KPI LÀ GÌ?

VAI TRÒ KPI CHO MARKETING ONLINE?

Vai trò chỉ số Marketing KPI là:

  • • Định hướng rõ ràng mục tiêu tiếp thị doanh nghiệp.

  • • Cách hành động để đạt được mục tiêu đó.

  • • Những giá trị đạt được từ sự nỗ lực công ty.

  • • Cần cải hiện điều gì cho những chiến dịch sau này.

  • • KPI là nền tảng để tạo, duy trì và đánh giá chiến dịch tiếp thị.

Chỉ số KPI là minh chứng chứng minh hiệu quả chiến lược tiếp thị đến cấp trên và đến khách hàng.

MARKETING KPI CÓ MẤY LOẠI?

Thực tế, có rất nhiều loại KPI khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể chia thành 2 loại chính sau:

  • • KPI chiến lược: Mục tiêu KPI mang tính chiến lược là đề cập đến các khía cạnh như tiền, lợi nhuận, marketer share,.... Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của doanh nghiệp.

  • • KPI chiến thuật: Bao gồm các hoạt động nhỏ, rõ ràng, chi tiết nhất nhằm giúp doanh nghiệp từng bước đạt mục tiêu.

KPI cho marketing online

15 CHỈ SỐ KPI TRONG MARKETING

Tổng hợp 15 chỉ số KPI marketing cho bạn tham khảo chính là:

1. Tăng trưởng doanh số

Cách tốt nhất để đánh giá mức độ thành công tiếp thị, là đo lường sự tăng trưởng doanh số bán hàng nó.

Hoạt động đo lường sự tăng trưởng doanh số bán hàng là cực kỳ quan trọng, đối với sự phát triển công ty. Nó không chỉ là chỉ số để hoạch định chiến dịch mà còn giúp định xu hướng tăng trưởng.

Hãy chia sẻ doanh thu công ty với nhân viên. Họ sẽ cảm thấy mình có trách nhiệm trong việc làm tăng chỉ số, chứ không chỉ nghĩ đó là việc cấp trên.

Chỉ số KPI tăng trưởng doanh số

2. Lead - Khách hàng tiềm năng

Leads là cơ hội phát triển quan trọng, càng có nhiều khách hàng tiềm năng thì bạn càng có nhiều cơ hội bán hàng và tăng doanh số bán hàng.

Lead là những đối tượng khách hàng có thể hiện sự quan tâm ít nhiều đến sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp, họ bị tác động bởi chiến dịch Marketing công ty. Đây là những khách hàng có khả năng sẽ mua hàng và bị thuyết phục mua hàng. Leads là một trong những chỉ số quan trọng không thể thiếu KPI Marketing.

Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa Leads. Ví dụ, Khách hàng tiềm năng đủ điều kiện tiếp thị (MQL) và Khách hàng tiềm năng đủ điều kiện bán hàng (SQL) là hai giai đoạn khác nhau khách hàng tiềm năng.

3. LTV - Giá trị lâu dài khách hàng

LTV (Lifetime Value of a Customer) là doanh số ước tính khách hàng mang lại cho doanh nghiệp trong mối quan hệ giữa khách hàng và công ty.

Cách tính LTV như sau:

LTV = Doanh thu trung bình trên mỗi khách hàng*Số lần trung bình khách hàng mua trên năm*Thời gian duy trì trung bình mỗi khách hàng.

Để tăng LTV khách hàng, doanh nghiệp cần cải thiện cách chăm sóc khách hàng sau mua và cả cách tiếp thị bán hàng cho khách.

4. COCA - Chi phí sở hữu khách hàng

COCA là chi phí để thuyết phục 1 khách hàng tiềm năng mua sản phẩm/dịch vụ công ty bạn.

Ví dụ: Bạn chi 10 triệu để bán hàng & tiếp thị hàng trong 1 khoản thời gian. Cuối dùng, bạn chốt được 50 khách. Lúc này Chi phí COCA bạn là 10.000.000/50=200.000 VND.

Ví dụ 2: Khi bạn thuê một doanh nghiệp khác để chạy quảng cáo cho mình. Chi phí COCA lúc này phải bao gồm ngân sách quảng cáo và cả phí quản lý đã thảo luận với bên đó.

Do đó, nếu có chiến dịch thu hút khách hàng mới, hãy phân bổ ngân sách tiếp thị 1 cách hợp lý nhất

5. Thời gian phản hồi nhóm bán hàng

Nhiều kết quả cho thấy, khách hàng tiềm năng đều phải đợi một khoảng đủ lâu mới nhận được phản hồi từ người bán hàng.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra, nếu nhân viên trả lời khách ngay trong vòng 5 phút, thì khả năng chuyển đổi mua hàng sẽ cao gấp 100 lần so với trả lời trễ 30 phút (hoặc hơn) kể từ lúc khách nhấn gửi.

KPI Thời gian phản hồi của nhóm bán hàng

Vì vậy, nếu bạn muốn chọn chỉ số này cho việc đo lường, hãy đặt những câu hỏi sau: Đội ngũ bán hàng trả lời khách với tốc độ như thế nào? Tốc độ phản hồi khách đối thủ cạnh tranh nhanh như thế nào? Khi có được câu trả lời, bạn hãy tiến hành cải thiện nó.

6. Tỷ lệ Người ghé thăm web chuyển thành Leads web

Trong số khách hàng truy cập trang web (Visitor) có bao nhiêu người là khách hàng tiềm năng (Lead). Chỉ số KPI này dùng để đo lường:

  • • Lưu lượng người truy cập Website.

  • • Tỷ lệ chuyển đổi trên trang web bạn.

Câu hỏi: Hiện giờ tỷ lệ này trang web bạn là bao nhiêu? Bạn hiện có phương pháp cải thiện nó chưa? Tập trung cải thiện tỷ lệ chuyển đổi trên web cũng sẽ giúp cải thiện chỉ số KPI.

Hãy xem phễu sau đây về chuyển đổi tỷ lệ từ từ Người tham quan đến Khách hàng. Từ đó có cái nhìn tổng quan về KPI này và Chỉ số KPI kế tiếp.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

1. Mô tả công việc marketing online chi tiết nhất

2. Phòng marketing thuê ngoài là gì

3. Tổng hợp 

các vị trí trong phòng marketing

4. Chức năng nhiệm vụ phòng marketing chi tiết

5. Phòng marketing gồm những bộ phận nào

6. Trưởng phòng marketing làm gì

7. Marketing assistant là gì

8. Tổng hợp 

công ty marketing hiệu quả nhất

9. Content house là gì

10. Kế hoạch marketing mẫu

11. Sơ đồ tổ chức phòng marketing chuyên nghiệp

Phễu KPI MArketing

7. Tỷ lệ từ Lead đến MQL

MQL - Marketing Qualified Leads hay còn gọi là Khách hàng tiềm năng đủ điều kiện để tiếp thị: Những khách hàng tiềm năng mà nhóm tiếp thị thấy khả quan và chuyển tiếp đến nhóm bán hàng.

Trong số tất cả Leads trên trang web, có bao nhiêu khách hàng được chuyển lên trạng thái MQL?

Số liệu này phản ánh hiệu quả lượng Leads mà tiếp thị tạo ra được. Nếu đây là con số nhỏ, điều này nghĩa là lượng Lead bạn tạo ra có chất lượng thấp không thể tiếp tục tiếp thị. Như vậy bạn nên xem xét lại lưu lượng truy cập web và cách tiếp thị.

8. Tỷ lệ từ MQL lên SQL

SQL - Sales Qualified Leads hay còn gọi là Khách hàng tiềm năng đủ điều kiện để bán hàng.

Có bao nhiêu khách trong nhóm MQL được chuyển lên nhóm SQL? Số liệu này để đánh giá sự thấu hiểu giữa nhóm tiếp thị và nhóm bán hàng. Nếu 2 nhóm này hiểu rõ nhau thì tỷ lệ SQL sẽ cao.

9. Tỷ lệ từ SQL đến Quotes

Quotes – Tỷ lệ khách hàng được báo giá.

Chỉ số Marketing KPI này thể hiện kỹ năng đội bán hàng có thể thuyết phục được khách hàng trong giai đoạn SQL chấp nhận được báo giá.

10. Tỷ lệ từ Quotes đến Customer

Là tỷ lệ những Khách hàng được báo giá (Quotes) quyết định mua sản phẩm và chính thức trở thành Khách hàng (Customer) công ty.

Trong số tất cả Leads mà doanh nghiệp báo giá, có bao nhiêu người mua hàng? Tỷ lệ này cao hơn hay thấp hơn so với năm ngoái? Nguyên nhân tại sao? Doanh nghiệp nên làm gì để cải thiện nó?

11. Tiếp cận và tương tác trên mạng xã hội

Social Media Marketing – Tiếp thị truyền thông mạng xã hội là phần quan trọng trong Digital Marketing giúp tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Trang mạng xã hội như Facebook và Twitter đều tích hợp sẵn tính năng theo dõi, phân tích khách hàng, bạn hãy dựa vào đó để biết được mức độ tương tác khách hàng, lượng Leads, lượt chuyển đổi khách hàng và lượt truy cập đến website từ mạng xã hội doanh nghiệp. Dù sao thì, có rất nhiều mạng xã hội để quảng bá, doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng những phương tiện thực sự quan trọng và hiệu quả cho chiến dịch Marketing.

KPI Tiếp cận và tương tác trên mạng xã hội

12. Chỉ số KPI Email Marketing là gì?

Chiến dịch Email Marketing là một trong những hình thức chính tiếp thị trực tuyến.

Mọi chiến dịch tiếp thị qua Email cần được theo dõi để đánh giá, phân tích và đánh giá lại thật cẩn thận.

Phân tích chiến dịch Email Marketing cần có bộ chỉ số KPI riêng vì nó gồm nhiều khía cạnh để đánh giá đúng giá trị riêng. Chỉ số KPI Email Marketing có thể chọn lựa như sau:

  • • Tỷ lệ nhận mail: Phần trăm % mail được gửi thành công trên tổng số mail được gửi.

  • Tỷ lệ hủy đăng ký: Phần trăm % người hủy đăng ký trên tổng số người đăng ký.  Việc khách hủy đăng ký nhận mail là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên bạn cần biết rằng: Tỷ lệ hủy đăng ký dưới 0,2% là tiêu chuẩn cho chiến dịch suôn sẻ; Tỷ lệ hủy dưới 0,5% vẫn khá tốt và ổn định; Tuy nhiên, tỷ lệ hủy đăng ký cao hơn 0,5% yêu cầu bạn phải xem xét và chỉnh sửa lại cách Email Marketing.

  • Tỷ lệ mở Mail: Open rate xét trong một mail nhất định, tính số % những người mở 1 mail đó trên tổng số người đăng ký.

  • Tỷ lệ nhấp – CTR: % số người đã nhấp vào ít nhất một liên kết trong email. Nó có thể được tính bằng cách lấy tổng số click vào link trong 1 email và chia số đó cho tổng số thư đã gửi.

  • Ví dụ: Có 200 người, mỗi người click đủ vào 3 link trong mail, công ty đã gửi thành công 5000 mail. Như vậy: CTR=(200*3/5000)*100= 12%.

  • Tỷ lệ chuyển đổi – CR: Tỷ lệ người đã nhấp vào Email và hoàn thành hành động đích mà công ty đặt ra. Chỉ số này được tính bằng % số người hoàn thành hành động đích trên số email được gửi thành công.

Ví dụ: Nếu công ty muốn khách hàng điền vào form đăng ký khuyến mãi, hãy có những lời kêu gọi thật thu hút để khách hàng hoàn thành mục tiêu đó. Sau đó, công ty nhận được kết quả 500 người điền form trong số 15000 email đã gửi thành công. CR=(500/15000)*100=3%  

Lượt chuyển tiếp và chia sẻ: Chỉ số này cho thấy khách hàng thích những gì bạn cho họ thấy và muốn chia sẻ nó với người khác. Do đó, hãy chăm chút nội dung Email và giá trị đi kèm trong Email.

Inbound link Building là nền tảng cho chiến lược SEO Marketing.

Inbound link là khi có người liên kết link trỏ đến websit (Outbound link là trang web trỏ link đến web khác), điều đó chứng tỏ trang web bạn có chất lượng và uy tín nhất định trong lĩnh vực . Càng có nhiều người liên kết với Website , thì thứ hạng trên công cụ tìm kiếm sẽ càng tăng và nhận được thêm nhiều lượt truy cập.

14. Trang Đích có chuyển đổi

Trang đích là trang được xây dựng riêng để hướng dẫn khách hàng chuyển đổi sang trang web mục tiêu khác. Trang đích không được SEO đúng cách sẽ ảnh hưởng đến lượt chuyển đổi.

Ví dụ: Trang Landing Dịch vụ quảng cáo Facebook Quảng cáo siêu tốc nhằm chuyển đổi khách hàng muốn nhận báo giá.

KPI Landing Page và CTA Quảng cáo siêu tốc

Khách hàng đến Landing Page (trang đích) đều sẽ có mục đích nào đó, như họ muốn mua hàng hoặc muốn đọc thêm thông tin. Những thao tác click chuột để mua sản phẩm hay đọc thêm bài viết đều được tính là “lượt chuyển đổi”.

Nếu trang đích không thu hút được khách hàng vào và thực hiện chuyển đổi thì bạn đang gặp tình trạng tồi tệ. Khách hàng chỉ vào đọc bài rồi đi mà không tương tác gì, khả năng cao bạn đã đánh mất khách hàng tiềm năng này rồi.

Hãy cơ cấu lại trang đích xem còn tốt hay không và CTA – Call to action (Nút kêu gọi hành động) có đang nhận được lượt chuyển đổi từ khách hàng không.

15. Lượt truy cập bài đăng trên blog

Cần thường xuyên theo dõi hiệu suất bài đăng trên blog để đánh giá khách quan và nắm bắt được sở thích khách hàng. Khách hàng thích đọc gì? Không thích đọc gì? Khách hàng đọc bài vào lúc nào? Từ đó cải tiến nội dung và cung cấp cho khách hàng thứ họ mong muốn, nhờ vậy khách hàng sẽ lưu lại tại web lâu hơn và cảm thấy tin tưởng trang nhiều hơn.

Bài viết trên Website nên là nguồn đóng góp lưu lượng truy cập chính cho trang web.

Lượt xem bài viết có thể đến từ 2 cách:

  • • Qua link phân phối được đăng trên  trang mạng xã hội blog khác.

  • • Thông qua lượt click từ công cụ tìm kiếm.

Nhiều bài viết thì tốt, nhưng hãy nhớ rằng chất lượng nội dung và giá trị mang đến được cho khách hàng mới là thứ tiên quyết cho sự thành công Website.

Lập blog thì dễ nhưng duy trì lại rất khó khăn, bạn hãy kiên trì đầu tư vào nội dung để thu được lượt truy cập tự nhiên. Nguồn lưu lượng tự nhiên tuy khó đạt được so với chạy quảng cáo, nhưng lại bền vững và tăng dần theo thời gian.

CÁCH TÍNH KPI TRONG MARKETING MỚI NHẤT

Tùy theo từng vị trí mà cách tính kpi performance marketing sẽ có sự khác nhau. Quảng Cáo Siêu Tốc đã tổng hợp từng cách tính cụ thể:

1. KPI quảng cáo

Chi phí quảng cáo cho 1000 khán giả mục tiêu

  • • Chi phí được tính cho từng kênh khác nhau nhằm xác định chính xác hiệu quả từng kênh.

  • • Tính trung bình chi phí cho tất cả kênh, so sánh đối thủ, so sánh hiệu quả.

Mức độ nhận biết sản phẩm - đo lường trước sau

  • • Công thức: Tỷ lệ = số người nhận ra sản phẩm/ tổng thu thập

  • • KPI tính theo tỷ lệ % những người nhận lại ( có trợ giúp), nhớ lại ( không có trợ giúp) chi tiết trong thông điệp quảng cáo.

  • • KPI marketing theo đánh giá khách hàng về thông điệp quảng cáo, gây ấn tượng, khả năng tạo niềm tin.

  • • KPI marketing tính theo mức độ yêu thích khách hàng với thông điệp và chương trình ads.

2. KPI hoạt động khuyến mãi

Chỉ số KPI hoạt động khuyến mãi được tính như sau:

  • • KPI marketing theo tỷ lệ doanh thu trong thời gian khuyến mãi trước và sau. Số lượng khuyến mãi thấp chứng tỏ sản phẩm không hấp dẫn hoặc truyền thông không tốt.

  • • Công thức tính: Doanh thu sau khuyến mãi ( thời gian dài)/ trước khuyến mãi. Tỷ lệ thấp hơn so với khuyến mãi trước thì chứng tỏ hiệu quả chưa tốt.

  • • Tỷ lệ chi phí khuyến mãi được tính theo công thức: ( giải thưởng, quảng cáo, khuyến mãi, quản lý)/doanh thu.

3. Chỉ số KPI PR

Chỉ số KPI marketing thông qua quan hệ công chúng được tính theo công thức:

  • • Hiệu quả bài PR và thông cáo báo chí.

  • • Chỉ số phản ánh đơn vị truyền thông đăng tải nội dung thông điệp hiệu quả hay không.

  • • Mỗi bài PR bạn liệt kê những ý quan trọng bạn muốn truyền thông số vị trí, tổng số là 10.

  • • Phải đánh giá nội dung thuyết phục theo thang điểm 10.

  • • Công thức điểm trung bình bài báo = ( điểm nội dung + điểm thuyết phục)/2.

kpi performance marketing

VÍ DỤ THỰC TẾ VỀ KPI

Bạn có thể xem xét một KPI tăng trưởng bán hàng thông qua:

1. KPI nhân viên Marketing online

Chỉ tiêu đánh giá KPI cho nhân viên marketing:

  • • Tỷ lệ khách hàng chuyển đổi

  • • Được tính theo công thức: Tỷ lệ chuyển đổi = Số lượng chuyển đổi/ số lượt xem.

  • • Số lượt khách hàng đăng ký tư vấn trên website.

  • • Số lượng người truy cập trang.

  • • Số lượt khách hàng mua hàng/ đặt hàng.

  • • Số lượt khách hàng mở email (đo lường theo ngày/tuần/tháng).

  • • Số lượt  cuộc gọi yêu cầu tư vấn hỗ trợ.

  • • Chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng

2 . KPI trưởng phòng marketing

Những chỉ số được đặt cho KPI for marketing manager là: 

  • • Doanh thu bán hàng.

  • • Số lượng khách hàng tiếp cận được với sản phẩm.

  • • Chi phí chuyển đổi khách hàng.

  • • Tỷ lệ thu hút khách hàng thành công.

  • • Sự hài lòng khách hàng.

  • • Tỷ lệ tương tác khách hàng tiềm năng.

  • • Tỷ lệ chuyển đổi thành công.

  • • Lượng truy cập tự nhiên.

KPI for marketing manager

3. KPI giám đốc Marketing

kpi performance marketing cho vị trí trưởng phòng Marketing bao gồm:

  • • Doanh thu từ marketing đóng góp vào doanh thu tổng.

  • • Chi phí marketing cho 1 khách hàng tiềm năng.

  • • Marketing ROI.

  • • Giá trị trong một vòng đời khách hàng.

  • • Chi phí trên một khách hàng.

  • • Tỷ lệ chuyển đổi từ Traffic sang Lead.

  • • Traffic, Lead, tỷ lệ chuyển đổi và chi phí khách hàng tiềm năng.

  • • Tỷ lệ hoàn thành mục tiêu.

4. KPI cho Content Marketing

18 chỉ số cần theo dõi để đánh giá hiệu quả cho KPI content marketing bạn cần phải nắm chính là:

  1. Scroll depth.

  2. Bình luận ( Comment).

  3. Các liên kết link ( links).

  4. Tỷ lệ thoát ( bounce rate).

  5. Giá trị trang ( Page values). 

  6. Khách hàng tiềm năng ( Leads).

  7. Tỷ lệ chuyển đổi ( Conversions).

  8. Thị phần thương hiệu ( Brand market share).

  9. Lượt chia sẻ trên mạng xã hội ( Social share).

  10. Tỷ lệ di trì khách hàng ( Customer retention).

  11. Vị trí xếp hạng trên google ( Organic rankings). 

  12. Người đăng ký theo dõi website ( subscribers).

  13. Tổng lưu lượng truy cập website - overall traffic.

  14. Thời gian người dùng truy cập web ( Time On Page).

  15. Chi phí sở hữu khách hàng (Customer Acquisition Costs).

  16. Giá trị vòng đời của khách hàng ( Customer lifetime value).

  17. Tỷ lệ click liên kết nội bộ ( click through - rate of internal links).

  18. Tổng ROI (Overall Return On Investment – ROI).

5. KPI marketing mẫu Quảng Cáo Siêu Tốc

Để bạn dễ hình dung hơn, Quảng Cáo Siêu Tốc chia sẻ đến bạn Case study thực tế do đội ngũ nhân viên SEO Marketing, social media, digital marketing thực hiện trực tiếp cho công ty. Mẫu kpi cụ thể được minh họa như sau:

mẫu kpi

 

KPI marketing mẫu

KẾT LUẬN

Quảng Cáo Siêu Tốc đã tổng hợp để chia sẻ cho bạn chỉ số KPI cần thiết cho chiến dịch tiếp thị, tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh chóng.

Đặt câu hỏi Marketing KPI là gì? Từ đó, hiểu rõ về KPI Marketing Online và quyết định được KPI phù hợp với chiến dịch và mục tiêu, sau đó sử dụng chúng để theo dõi hiệu suất, phân tích kết quả là cách tốt nhất để cho thấy hiệu suất công việc.

Bài viết KPI Marketing là gì? 15 chỉ số KPI QUAN TRỌNG nhất 2023 được đăng lần đầu bởi Quảng Cáo Siêu Tốc.

#quangcaosieutoc, #votuanhai, #marketingkpi



source https://quangcaosieutoc.com/marketing-kpi/