Nếu bạn đang cố gắng nâng cao vị trí của website và tạo ra nhiều nội dung có giá trị đến người dùng thì hãy cân nhắc đến việc sử dụng Internal Link. Vậy bài SEO có gắn link cho từ khóa không? Đâu là cách chèn link nội bộ hiệu quả nhất? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.
Nội Dung Chính [Ẩn]
INTERNAL LINK LÀ GÌ TRONG CONTENT?
Internal link hay link nội bộ là một hình thức liên kết nội bộ từ trang này sang trang khác trên cùng một website. Link nội bộ thường được dùng nhiều trong việc điều hướng và chia sẻ các giá trị liên kết, giúp trang web của bạn tối ưu hơn và dễ lên top Google. Điều hướng trang web, menu của một website cũng là một dạng link liên kết nội bộ.
VAI TRÒ CỦA INTERNAL LINK
Từ khái niệm trên, hẳn là bạn cũng đã hiểu Internal link dùng để làm gì. Trong khi việc triển khai không mất quá nhiều thời gian nhưng hiệu quả mang lại vẫn rất đáng kể.
1. Ảnh hưởng đến thứ hạng website
Sự uy tín trên Internet có thể được chuyển đổi từ website này sang webiste khác thông qua những liên kết. Ví dụ, trang A được liên kết đến trang B, chỉ cần trang A được Google tín nhiệm thì trang B cũng sẽ được thừa hưởng một phần sức mạnh đó. Tất nhiên, nếu trang A có thứ hạng cao thì trang B cũng sẽ dễ dàng tăng hạng nhanh chóng. Đó là lý do vì sao link nội bộ luôn cần được thực hiện trong SEO.
2. Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi
Thông thường, một website sẽ có những nội dung đặc biệt thu hút nhiều lượng truy cập nhờ nội dung chất lượng hoặc được chạy quảng cáo. Bạn có thể thực hiện liên kết những trang này đến trang cần SEO để tạo ra một tác động đáng kể về mặt Marketing. Người dùng sẽ được dẫn dắt đến những link chuyển đổi này và có cơ hội trở thành khách hàng tiềm năng.
3. Thúc đẩy hành động
Làm sao để tạo ra nhiều chuyển đổi nhất có thể là điều mà mọi trang web đều hướng đến. Sử dụng Internal link như một điểm nhấn trong bài viết giúp thu hút người dùng và tạo ra những chuyển đổi sẽ rất tuyệt vời. Khi triển khai nội dung, hãy cố gắng đưa vào những dẫn chứng thuyết phục, cụ thể để dẫn dắt người dùng hành động như gọi điện, điền forum có sẵn hay nhấn vào giỏ hàng.
BÀI SEO CÓ GẮN LINK CHO TỪ KHÓA KHÔNG?
Bài viết SEO có thể gắn link cho từ khóa hoặc không, điều này tùy thuộc vào mục tiêu của bạn. Tuy nhiên đa phần các chiến lược SEO đều tối ưu hóa nội dung bằng cách gắn link vào từ khóa trong bài viết.
1. Gắn link cho từ khóa chính
Bài viết SEO có gắn link cho từ khóa chính có thể có lợi nhưng cần được cân nhắc và thực hiện hợp lý để đảm bảo tính hữu ích và hấp dẫn của nội dung người đọc. Các liên kết cần được thêm vào một cách tự nhiên và liên quan đến bài viế. Đừng cố gắng nhồi nhét các liên kết vì điều này đôi khi gây phản tác dụng và khó chịu cho người đọc.
Các liên kết cần cung cấp đúng và đủ giá trị, có thể cung cấp thêm thông tin, tài liệu tha khảo hoặc dẫn dắt họ đến với các tài liệu liên quan hữu ích. Cần tránh việc sử dụng quá nhiều liên kết trong một bài viết nếu không muốn nội dung bị loãng và làm giảm trải nghiệm người dùng.
Một bài viết đang đầu trang 2 hoặc có dấu hiệu tăng trưởng tốt, nếu nhận được thêm Internal link có thể bật lên được trang 1. Hoặc bài viết có volumne từ khóa chính thấp nhưng đang nhận được nhiều link nội bộ chất lượng cũng cần được phân bố lại. Vậy nên mọt bài viết đã lên top, có traffic đều đặn thì Internal link lúc này mạnh tương đương với những backlink chất lượng.
Bên cạnh đó, các liên kết cần đảm bảo tính đáng tin cậy từ các nguồn và không vi phạm các quy định khác. Việc gắn liên kết từ khóa chính có thể giúp cải thiện hiệu quả SEO nếu được thực hiện đúng cách. Từ khóa chính nên xuất hiện một cách tự nhiên và được liên kết đến nội dung phụ trợ có liên quan.
2. Gắn link cho từ khóa phụ
Bài viết SEO có gắn link cho từ khóa phụ là một cách có thể cải thiện trải nghiệm của người dùng và tối ưu hóa SEO cho trang web. Những từ khóa phụ thông thường được sử dụng để bổ sung hoặc mở rộng nội dung chính của trang web đó. Các từ khóa này giúp cung cấp thông tin chi tiết hơn về chủ đề chính và cung cấp thêm cơ hội xuất hiện trên kết quả tìm kiếm cho bài viết.
Tuy nhiên việc này cần được thực hiện đúng nguyên tắc và có sự gắn kết giữa các nội dung được chèn vào bài viết:
-
• Tính liên quan: Đảm bảo các liên kết bạn chèn vào phải có sự liên quan với từ khóa chính mà bạn muốn tối ưu. Không nên sử dụng những liên kết không rõ mục tiêu chỉ để tăng số lượng liên kết.
-
• Mật độ từ khóa tự nhiên: Khi chèn link, đặt biệt là các link phụ, hãy chú ý đến trải nghiệm người dùng và không làm nội dung trở nên spam.
-
• Đảm bảo liên kết hoạt động: Trước khi xuất bản nội dung, hãy kiểm tra xem các liên kết có hoạt động hat không để đảm bảo không ảnh hưởng đến hiệu quả SEO.
-
• Số lượng hợp lý: Khi gắn link cho từ khóa phụ trong bài viết SEO cần tránh chèn quá nhiều liên kết vào bài viết. Số lượng link cần được kiểm soát và chèn vào một cách hợp lý để nổi bật nội dung chính và từ khóa chính.
-
• Mở liên kết trong cửa sổ mới: Điều này giúp người đọc không bị thoát khỏi trang gốc khi họ nhấp vào một liên kết nào đó và hạn chế tình trạng thoát ngược của trang khi người dùng muốn quay lại trang gốc.
HƯỚNG DẪN CÁCH CHÈN LINK NỘI BỘ CHI TIẾT
Để tối ưu hóa chiến lược Internal link hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo các lưu ý sau:
1. Chọn Anchor Text ý nghĩa
Anchor Text là nhũng từ hoặc cụm từ mà người đọc sẽ click vào để chuyển hướng đến một liên kết được chèn bên trong. Định dạng của Anchor Text trong bài viết thường là văn bản có màu xanh/ đỏ, in đậm, in nghiêng hay bất cứ kiểu định dạng nào giúp nội dung đó được nổi bật.
Bạn cần biết rằng mình đang viết cho người đọc chứ không phải chỉ cho công cụ tìm kiếm. Vậy nên Anchor Text không có ý nghĩa chỉ để nhồi nhét link cho bộ máy tìm kiếm sẽ gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và giảm thứ hạng website.
Một Anchor Text có ý nghĩa phải đảm bảo tính liên kết với nội dung và phù hợp với ngữ cảnh. Đó là khi bạn không lặp đi lặp lại những từ ngữ cố định. Chẳng hạn như nếu bạn muốn chèn Anchor Text cho từ khóa “marketing thuê ngoài”, bạn có thể sử dụng “phòng marketing thuê ngoài” “dịch vụ marketing thuê ngoài” “marketing thuê ngoài hiệu quả”, hoặc chỉ đơn giản là “xem thêm” “tham khảo thêm” và trích dẫn Anchor Text kèm theo đường link.
2. Đoạn miêu tả Title Text
Đây là bạn văn bản sẽ được nhìn thấy khi trỏ chuột vào Anchor Text. Nếu không nhập miêu tả cho phần này thì đường URL sẽ xuất hiện thay thế. Vậy nên bạn có thể cải thiện tỷ lệ click chuột bằng đoạn mô tả có ý nghĩa và chuyên nghiệp thay vì một URL dài ngoằng.
3. Các tùy chọn khác
Đây là những phương thức người đọc gặp phải khi mở liên kết. Có khoảng 5-7 tùy chọn khác nhau, bạn cần tick vào ô “Neww Tab” - mở liên kết trong tab mới để gia tăng trải nghiệm người đọc.
Hiện tại người dùng đều có thói quen sử dụng nhiều trình duyệt cùng lúc nên việc chọn đích “New Tab” sẽ luôn là lựa chọn hàng đầu của người dùng.
4. Giám sát liên kết
Các link bị lỗi chắc chắn sẽ gây ra những trải nghiệm kém cho người dùng trên site. Vậy nên bạn cần kiểm tra thường xuyên và giám sát các liên jeets này để loại bỏ và sửa chữa kip thời những liên kết lỗi.
5. Hạn chế số lượng link
Trên thực tế, không có một quy định rõ ràng nào về việc bài SEO cần đi bao nhiêu link. Ty nhiên theo nhiều nhận định thì một bài viết dài 1000 từ không nên có quá 5 liên kết. Quá nhiều link tồn tại trong một nội dung có thể khiến người đọc lẫn lộn về mức độ tối ưu và tính chân thực của bài viết.
KẾT LUẬN
Trong thời đại số hóa, SEO đã trở thành khía cạnh quan trọng không thể thiếu với những ai kinh doanh trực tuyến. Qua bài viết trên, hẳn là bạn đã có câu trả lời cho mình về việc bài SEO có gắn link cho từ khóa không. Hy vọng bài viết có thể cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích.
Bài viết Bài SEO có gắn link cho từ khóa không? Cách chèn link tối ưu được đăng lần đầu bởi Quảng Cáo Siêu Tốc.
#quangcaosieutoc, #votuanhai,