Thứ Ba, 12 tháng 9, 2023

<meta charset="utf-8" /><b id="docs-internal-guid-b9bb81b2-7fff-ac63-e839-7be5b04f957c">Di chuyển host có ảnh hưởng đến SEO web Google không? Đây là một câu hỏi vô cùng phổ biến với những ai đang có mong muốn di chuyển web hosting để phù hợp hơn với thực trạng website của mình. Để giải đáp thắc mắc chuyển host có làm mất thứ hạng SEO? Cách chọn server máy chủ như thế nào? Hãy cùng Quảng Cáo Siêu Tốc tìm hiểu ngay nhé!

<meta charset="utf-8" /><b id="docs-internal-guid-f4ba5eb5-7fff-9408-6802-76aa20e06288">

CHUYỂN HOST CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SEO KHÔNG?

Việc chuyển host sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến SEO. Cụ thể như:

1. Giảm thứ hạng do vị trí máy chủ thay đổi

Google cung cấp kết quả tìm kiếm chủ yếu dựa trên mức độ liên quan địa lý. Nói cách khác, kết quả tìm kiếm của đối tượng ở quốc gia nào, Google sẽ ưu tiên các website ở quốc gia đó.

Ví dụ: Nếu truy vấn tìm kiếm đến từ Việt Nam hoặc sử dụng tiếng Việt. Google sẽ cung cấp các kết quả có liên quan đến từ các trang web tại Việt Nam. Trước đây, Google dựa vào TLD (tên miền cấp cao nhất) để xác định vị trí kết quả tìm kiếm. Nhưng giờ đây, công cụ tìm kiếm này cũng đã lấy đầu vào từ địa chỉ IP hosting.

Vì thế, khi chuyển di chuyển hosting, bạn cần xem xét vị trí máy chủ để chọn máy chủ mới phù hợp nhất với vị trí địa lý của đối tượng mục tiêu nhé!

2. Rớt top do tốc độ tải trang giảm

Google luôn rank hạng cao hơn cho những website mang đến trải nghiệm tối ưu cho người dùng, trong đó có tốc độ tải trang. Nếu không may bạn chọn một hosting mới có tốc độ tải trang chậm hơn so với host cũ, thứ hạng web có thể bị giảm xuống.

3. Mất top do thời gian downtime khi chuyển đổi

Khi thay đổi host, người dùng của bạn sẽ không thể truy cập website của bạn trong một khoảng thời gian (downtime). Downtime có thể kéo dài  từ 24 đến 72 giờ, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng trên Google.

4. Tác động tiêu cực đến website do thay đổi cấu trúc web

Khi thay đổi host, Google và các công cụ tìm kiếm khác có thể hiểu sai tình huống khi thay đổi cấu trúc trang web. Ví dụ, nếu bạn thay đổi CMS và cấu hình lại sitemap của mình. Google có thể xem đó là  một website mới, gây ra các tác động tiêu cực đến SEO.

<meta charset="utf-8" /><span style="font-size:22px;">KHI NÀO NÊN CHUYỂN NHÀ CUNG CẤP WEB HOSTING?

Một số trường hợp nên chuyển đơn vị cung cấp hosting gồm:

  • • Chất lượng dịch vụ của đơn vị cung cấp hosting đi xuống, không đảm bảo được những thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng.

  • • Tình trạng giật, lag, delay kéo dài và diễn ra thường xuyên.

  • • Tài nguyên bị chiếm dụng, không thể sử dụng 100% cấu hình.

  • • Khả năng support chậm trễ.

  • • Hệ thống datacenter thường xuyên mất mạng, mất điện gây die web.

  • • Chính sách không minh bạch.

  • • Tìm thấy đơn vị khác có chi phí ưu đãi hơn.

<meta charset="utf-8" /><span style="font-size:22px;"><meta charset="utf-8" /><b id="docs-internal-guid-69e3027f-7fff-84b6-d32a-c071b1e74d94">CÁCH DI CHUYỂN HOSTING MÀ KHÔNG MẤT THỨ HẠNG SEO

Sau khi đã tìm hiểu việc chuyển hosting ảnh hưởng tới seo không? Bạn có thể thực hiện một số việc sau để giảm thiểu ảnh hưởng đến SEO:

1. Chọn máy chủ phù hợp 

Host là một yếu tố rất quan trọng trong SEO. Giúp web chạy trơn tru, nhanh chóng, có thời gian chờ không quá lâu. Vì thế, bạn cần tìm được một công ty cung cấp hosting có uy tín và phù hợp để cải thiện thứ hạng website. Cách chọn máy chủ hosting như thế nào sẽ được chúng tôi đề cập chi tiết hơn ở bên dưới.

2. Cập nhật TTL của bản ghi DNS

Hệ thống tên miền DNS ánh xạ tên miền của địa chỉ IP. Địa chỉ IP là địa chỉ của máy chủ lưu trữ trang web. Khi thay đổi hosting, địa chỉ IP máy chủ cũng sẽ thay đổi. 

Do vậy, sau khi thay đổi DNS, khách truy cập và các công cụ tìm kiếm sẽ được tự động chuyển hướng đến máy chủ mới, tạo điều kiện cho website hoạt động không bị gián đoạn.

Việc này cần được thực hiện một ngày trước khi bạn di chuyển và cần sự hỗ trợ từ nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web.

3. Tạo bản sao lưu

Trước khi bắt đầu di chuyển, bạn cần sao lưu toàn bộ trang web của mình bằng các plugin như: BackupBuddy, BackWPup hoặc sử dụng dịch vụ sao lưu cao cấp như VaultPress. Bước này sẽ giúp bạn có thể mở lại trang web như ban đầu nếu gặp sự cố.

4. Chuyển hướng đến web mới

Để tránh gây lỗi trang khi đổi máy chủ và duy trì lưu lượng truy cập cũng như quyền hạn trang web cũ của mình, bạn cần sử dụng chuyển hướng 301. Điều này giúp bot thu thập thông tin biết rằng một url đã được thay đổi và chuyển hướng đến 1 url khác. Nhất là với các trang có thứ hạng tốt trên trang web, bạn cần chuyển hướng để duy trì thứ hạng của trang web đó. 

5. Kiểm tra liên kết trong và ngoài web

Internal link là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong SEO, cho thấy sự liên kết và giúp Google crawl web dễ dàng hơn. Vì thế bạn cần đảm bảo các liên kết nội bộ đã được trỏ đến tên miền mới. Bạn cũng có thể sử dụng công cụ kiểm tra liên kết để đảm bảo website của bạn không có bất kỳ liên kết nào bị hỏng.

6. Tối ưu thời gian chuyển giao (downtime)

Một số điều bạn có thể thực hiện để thời gian chuyển giao web không trở thành thời gian ngừng hoạt động:

  • • Hãy giữ nguyên dịch vụ với cho đến khi hosting mới hoạt động. Đừng thông báo trước với nhà cung cấp hosting cũ rằng bạn sắp chuyển host vì điều này có thế dẫn đến việc bị hủy dịch vụ sớm.

  • • Bạn có thể lập kế hoạch để tính toán thời điểm chuyển đổi và thời điểm hủy dịch vụ máy chủ cũ. Giúp tối ưu hoặc rút ngắn downtime.

<meta charset="utf-8" /><span style="font-size:22px;">CÁCH CHỌN WEB HOSTING TỐT NHẤT CHO SEO

Một số cách chọn server tốt nhất cho SEO:

1. Chọn gói phù hợp với nhu cầu sử dụng

Một gói lưu trữ phổ biến nhất hiện nay gồm:

Shared Hosting

Với Shared Hosting, website sẽ dùng chung 1 server với những người khác. Bạn sẽ chia sẻ mọi thứ như: bộ nhớ, băng thông, CPU, dung lượng lưu trữ… Nhưng mang đến ưu điểm là chi phí thấp. 

Các website phù hợp với gói này gồm:

  • • Website của bạn đơn giản, nhẹ.

  • • Lưu lượng truy cập dự kiến thấp hơn 20.000/tháng.

  • • Là blog cá nhân.

VPS Hosting

Virtual Private Server (VPS) là một dạng Shared Hosting được nâng cấp. Dù bạn phải chia sẻ cùng một máy chủ với những web khác nhưng vẫn sẽ có được một không gian cố định chỉ dành riêng cho website của mình. Không gian này hầu như được phân vùng, vì thế bạn sẽ được cung cấp một lượng tài nguyên cố định dành riêng cho web của mình.

Các website phù hợp với gói này gồm:

  • • Web cần thông số kỹ thuật cao hơn.

  • • Các doanh nghiệp TMĐT vừa và nhỏ, có thể mở rộng quy mô trong tương lai.

  • • Các website cần quyền kiểm soát server cao hơn.

Hosting chuyên biệt

Đây là loại hosting cung cấp cho bạn quyền quản lý toàn bộ máy chủ. Tuy nhiên, gói lưu trữ này sẽ khá tốn kém. 

Các website phù hợp với gói này gồm: 

  • • Các doanh nghiệp lớn mong muốn hiệu suất sử dụng tối đa.

  • • Các website dự kiến có lưu lượng truy cập cao, hơn 100.000 lượt/tháng.

  • • Chú trọng vấn đề bảo mật và kiểm soát hoàn toàn.

Cloud Hosting

Đây là một dịch vụ lưu trữ trang web trên máy chủ Windows hoặc Linux, sử dụng công nghệ điện toán đám mây Cloud. Cloud Hosting sử dụng directAdmin để quản lý, tính năng vẫn giống với hosting thường nhưng chạy trên máy chủ ảo, có khả năng lưu trữ thông tin khổng lồ, độ bảo mật cao và giảm khả năng downtime cho web.

Các website phù hợp với gói này gồm: 

  • • Các công ty cá nhân, yêu cầu hiệu suất cao, băng thông và thời gian hoạt động 24/7

  • • Dự kiến mở rộng máy chủ khi cần thiết mà không muốn có bất kỳ sự chậm trễ nào.

  • • Những blogger sở hữu website có lưu lượng truy cập cao.

2. Hiệu suất hoạt động

Khi mua web hosting, bạn nên chọn những host có hiệu suất hoạt động cao và không gián đoạn. Vì những khoảng thời gian không hoạt động sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến SEO, một số tiêu chí lựa chọn gồm:

  • • Máy chủ mạnh, cơ sở hạ tầng có khả năng phục hồi bao gồm các nguồn điện dự phòng.

  • • Các đơn vị cung cấp đảm bảo thời gian hoạt động đến 99,99%.

  • • Có những giải pháp bồi thường nếu không đảm bảo được thời gian hoạt động.

3. Độ bảo mật

Để tránh việc website bị hack hoặc bị đối thủ chơi xấu, bạn nên chọn những host có độ bảo mật cao. Hãy kiểm tra các chính sách bảo mật và tính năng bảo mật của host được cung cấp trong mỗi gói, phải có ít nhất 256bit mã hóa.

Nếu có bất kỳ giao dịch tài chính nào trên website của bạn, đừng thanh toán bằng thẻ tín dụng mà hãy chuyển sang Transport Layer Security (TLS) v1.1 hoặc tốt hơn. Đây là một tiêu chuẩn mã hóa cao hơn so với lớp cổng bảo mật (SSL).

Hãy cập nhật tất cả phần mềm/plugin và thường xuyên sao lưu, quét web để phát hiện được sự cố tiềm ẩn (bao gồm phần mềm độc hại).

4. Vị trí đặt máy chủ

Google sẽ ưu tiên các doanh nghiệp địa phương cho những người tìm kiếm ở địa điểm gần đó nhất. Ngoài ra tốc độ tải web cũng sẽ nhanh hơn. Vì thế, tùy vào lĩnh vực kinh doanh và vị trí, ngôn ngữ của khách hàng mục tiêu, mà bạn chọn vị trí đặt máy chủ sao cho phù hợp.

KẾT LUẬN

Sau bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết được liệu đổi hosting web có mất top SEO không rồi phải không nào? Để giảm tối thiểu sự ảnh hưởng lên thứ hạng web, hãy tham khảo những giải pháp mà chúng tôi chia sẻ phía trên nhé!

Bài viết Chuyển host có ảnh hưởng đến SEO website Google không? được đăng lần đầu bởi Quảng Cáo Siêu Tốc.

#quangcaosieutoc, #votuanhai, #chuyểnhostcóảnhhưởngđếnseo