Chiến lược phân phối của Pepsi bao phủ thị trường Việt Nam và thế giới, là một lợi thế cạnh tranh lớn. Giúp Pepsi thâm nhập nhiều thị trường, gia tăng thị phần và trở thành một trong những thương hiệu nước giải khát hàng đầu hiện nay. Vậy cách Suntory PepsiCo triển khai mạng lưới phân phối như thế nào? Hãy cùng Quảng Cáo Siêu Tốc tìm hiểu ngay nhé!
Nội Dung [Ẩn]
KHUNG CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA PEPSI
Mục tiêu
-
• Sản phẩm được phủ sóng thị trường rộng rãi, tiếp cận khách hàng tối đa.
-
• Mở rộng thị trường, thâm nhập thị trường mới
-
• Đáp ứng nhu cầu khách hàng ở khắp mọi nơi.
-
• Tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.
-
• Gia tăng doanh số.
-
• Hỗ trợ chiến lược marketing của Pepsi xây dựng thương hiệu mạnh mẽ.
Chiến lược: Phân phối đa kênh, phân phối theo khu vực, hợp tác với các nhà bán lẻ, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, chú trọng dịch vụ khách hàng, có chính sách hỗ trợ kênh phân phối.
Thang đo hiệu quả
-
• Tỷ lệ thâm nhập thị trường: Tỷ lệ phần trăm người tiêu dùng có thể mua sản phẩm của Pepsi.
-
• Doanh số bán hàng: Số tiền kiếm được từ việc bán hàng.
-
• Độ rộng kênh phân phối: Số lượng kênh phân phối mà sản phẩm của Pepsi có mặt.
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI CỦA PEPSI
Pepsi sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn cầu, áp dụng kết hợp nhiều chiến lược để tiếp cận tối đa khách hàng trên toàn thế giới:
1. Phân phối đa kênh (Online và Offline)
-
• Bán hàng trực tiếp: Giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến khách hàng tại nhà hàng, quán ăn, cung cấp sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua các cửa hàng bán lẻ, máy bán hàng tự động của Pepsi. Đây cũng là những điểm được chú trọng trong chiến lược sản phẩm của PepsiCo Việt Nam.
-
• Bán hàng thông qua nhà phân phối: Hợp tác với các nhà phân phối lớn, có trách nhiệm lưu trữ, vận chuyển đến các nhà bán lẻ và thu tiền từ họ
-
• Bán trực tuyến: Các trang TMĐT Shopee, Lazada, Tiki, website của Pepsi, nền tảng mạng xã hội Facebook, TikTok, Instagram,...
2. Phân phối theo khu vực
-
• Điều chỉnh chiến lược phân phối của mình cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của từng khu vực. Đơn cử như ở các khu vực nông thôn, Pepsi thường sử dụng các nhà phân phối nhỏ để tiếp cận các cửa hàng tạp hóa.
-
• Hợp tác với các nhà bán lẻ địa phương để quảng bá sản phẩm và gia tăng doanh số bán hàng. Ví dụ, Pepsi thường tài trợ cho các chương trình khuyến mãi hoặc cung cấp cho các nhà bán lẻ địa phương các khoản giảm giá đặc biệt.
3. Hợp tác với nhà bán lẻ
Pepsi sở hữu hệ thống phân phối rộng khắp với hơn 100.000 điểm bán hàng gồm cửa hàng tạp hóa, siêu thị và đại siêu thị, các cửa hàng tiện lợi như Circle K, 7-Eleven, Walmart, Winmart, GS25…
Sự hợp tác giữa hai bên có hợp đồng rõ ràng với những quy định về giá cả, điều khoản thanh toán, những yêu cầu về trưng bày sản phẩm. Pepsi sẽ hỗ trợ nhà bán lẻ về marketing như: tài liệu quảng cáo, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và tài trợ các sự kiện đặc biệt.
Ngoài ra, thương hiệu này cũng thường xuyên tổ chức đào tạo về cách bán hàng hiệu quả, cung cấp dữ liệu về doanh số bán hàng, xu hướng thị trường để giúp nhà bán lẻ đưa ra các quyết định kinh doanh tốt hơn, gia tăng doanh thu hiệu quả.
4. Xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
Để xây dựng và quản lý chuỗi cung ứng bền vững, Pepsi đã triển khai một số hoạt động như:
-
• Giảm thải khí nhà kính: Sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm tối đa năng lượng tại các nhà máy và cơ sở sản xuất của mình.
-
• Sử dụng nguyên liệu bền vững: Sử dụng những nguyên liệu tái chế, có nguồn gốc bền vững như nông nghiệp hữu cơ.
-
• Tích hợp công nghệ tiên tiến: Ứng dụng công nghệ tiên tiến như hệ thống quản lý kho hàng tự động, quản lý tồn kho, quản lý vận tải, sử dụng robot và máy móc để tự động hóa các công đoạn sản xuất như pha chế nguyên liệu, chiết rót, đóng gói, kiểm tra chất lượng.
5. Chú trọng dịch vụ khách hàng
Chất lượng dịch vụ khách hàng của Pepsi rất được chú trọng, quá trình tiếp nhận, xử lý các yêu cầu, giải đáp thắc mắc của khách hàng diễn ra nhanh chóng.
Ngoài ra, thương hiệu thức uống giải khát này cũng thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để tri ân khách hàng.
6. Có chính sách hỗ trợ cho kênh phân phối
Để xây dựng mối quan hệ đối tác chặt chẽ với nhà phân phối, Pepsi đã triển khai một số chính sách hỗ trợ như:
-
• Chính sách chiết khấu và hoa hồng dựa trên số lượng sản phẩm, hình thức thanh toán, doanh số bán hàng của nhà phân phối.
-
• Cung cấp các tài liệu marketing như Brochure, poster, banner, standee, tủ lạnh thông qua chính sách marketing.
-
• Hỗ trợ tổ chức các chương trình khuyến mãi dành riêng cho từng nơi để thu hút người tiêu dùng mua hàng.
-
• Có chính sách hỗ trợ đào tạo cho cac nhà phân phối về sản phẩm của Pepsi và cách bán hàng hiệu quả.
-
• Hỗ trợ và cung cấp các chương trình hỗ trợ tài chính như cho vay tín dụng khi mua hàng.
-
• Một số chính sách khác như: đổi trả hàng, hỗ trợ tư vấn trực tuyến,...
Ngoài ra, Pepsi cũng xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các nhà bán lẻ lớn thông qua nhiều hình thức hỗ trợ đặc biệt như: hợp tác với Walmart để phát triển thương hiệu riêng Sam’s Choice, hợp tác với Target để phát triển chương trình khuyến mãi độc quyền, hợp tác với Amazon để bán sản phẩm trực tuyến.
CÁC NHÀ PHÂN PHỐI CỦA PEPSICO
Pepsi có rất nhiều nhà phân phối trên thế giới, được lựa chọn thông qua các yếu tố như khả năng tiếp cận thị trường, kinh nghiệm, khả năng tài chính và chất lượng dịch vụ khách hàng. Một số nhà phân phối tiêu biểu của thương hiệu này gồm:
-
• Sysco: Là nhà phân phối thực phẩm lớn nhất ở Bắc Mỹ và là một trong những nhà phân phối lớn nhất của Pepsico.
-
• Nhà phân phối thực phẩm Hoa Kỳ (US Foods): Là nhà phân phối thực phẩm lớn thứ hai ở bắc Mỹ và là nhà phân phối lớn khác của PepsiCo.
-
• McLane, Ben E. Keith và The F. Dohmen Company: Chuyên phân phối các sản phẩm tiêu dùng, bao gồm thức uống của Pepsi.
Ngoài ra, thương hiệu này cũng hợp tác với các nhà phân phối nhỏ hơn để bán sản phẩm của mình đến các nhà bán lẻ địa phương.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CHIẾN LƯỢC KÊNH PHÂN PHỐI PEPSI
-
• Xây dựng kênh phân phối đa dạng linh hoạt để tiếp cận tối đa khách hàng, giúp Pepsi trở thành một trong những công ty nước giải khát lớn nhất thế giới. Năm 2022, doanh thu của thương hiệu này đạt 79,4 tỷ USD, lợi nhuận ròng đạt 7,6 tỷ USD, chiếm 13,4% thị phần nước giải khát toàn cẩu.
-
• Chú trọng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với đối tác phân phối thông qua nhiều chính sách hỗ trợ, dịch vụ tư vấn, chăm sóc nhiệt tình, nhanh chóng giúp Pepsi phủ sóng sản phẩm của mình trên toàn thế giới, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường nước ngọt có ga đầy khắc nghiệt.
-
• Việc xây dựng kênh phân phối theo từng khu vực và hợp tác với các nhà bán lẻ giúp Pepsi có cách bán hàng phù hợp với hành vi tiêu dùng của người dân ở từng khu vực, tăng sức mua hàng của họ.
Tuy nhiên, một số điểm yếu của cách thức phân phối trên là quá phụ thuộc vào các nhà phân phối để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhưng điều này có thể dẫn đến khó kiểm soát, chi phí vận hành cao vì phải trả hoa hồng cho từng nhà phân phối, làm giảm doanh thu của Pepsi.
Ngoài ra, hệ thống phân phối phức tạp với nhiều cấp độ khác nhau dẫn đến việc chồng chéo, khó khăn trong việc quản lý, có thể gây ra các xung đột trong kênh phân phối.
KẾT LUẬN
Bài viết trên là một số thông tin quan trọng về chiến lược kênh phân phối của PepsiCo, giúp thương hiệu này cung cấp sản phẩm của mình đến rộng rãi khách hàng. Hy vọng những gì mà Quảng Cáo Siêu Tốc cung cấp sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về chiến lược phân phối của thương hiệu này nhé!
Bài viết Chiến lược phân phối của Pepsi Việt Nam và thế giới 2024 được đăng lần đầu bởi Quảng Cáo Siêu Tốc.
#quangcaosieutoc, #votuanhai, #chiếnlượcphânphốicủapepsi