Thứ Bảy, 17 tháng 2, 2024

Giữa thị trường nước giải khát đầy biến động và ngày càng nhiều đối thủ lớn nhỏ. Việc hiểu rõ môi trường vi mô của Coca Cola giúp thương hiệu có được các chiến lược phù hợp ,tận dụng lợi thế và thành công trong thị trường cạnh tranh. Để tìm hiểu chi tiết về mô hình vi mô của thương hiệu nước giải khát hàng đầu này, hãy cùng Quảng Cáo Siêu Tốc tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Môi trường vi mô của Coca Cola

TỔNG QUAN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA COCA COLA

Môi trường kinh doanh có thể mang đến cho Coca Cola nhiều cơ hội nhưng cũng có thể gây ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp trên thị trường. Nếu nhận biết kịp thời và thích ứng nhanh chóng, Coca Cola có thể tiếp tục phát triển và giữ vững vị thế là một trong những công ty nước giải khát hàng đầu thế giới.

1. Môi trường bên trong của Coca Cola

Môi trường bên trong của Coca Cola là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh, khả năng đổi mới, và khả năng phát triển bền vững của công ty. Do đó, Coca Cola cần chú trọng xây dựng và duy trì một môi trường bên trong tốt để có thể thành công trong thị trường cạnh tranh và luôn thay đổi.

Văn hóa tổ chức 

Gồm 7 giá trị cốt lõi là lãnh đạo, đam mê, chính trực, hợp tác, đa dạng, chất lượng và trách nhiệm. Vì là tập đoàn đa quốc gia, Coca Cola cũng thường xuyên phải đối mặt với môi trường văn hóa đa sắc tộc, đa quốc tịch. Công ty cũng thường xuyên tổ chức các chương trình gắn kết nội bộ, tập trung vào tinh thần sảng khoái, truyền cảm hứng để nhân viên thỏa sức sáng tạo và làm việc hiệu quả.

Ngoài ra mỗi bộ phận cũng sẽ tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình để phát triển doanh nghiệp.

  • • Phòng marketing hợp tác chặt chẽ với các phòng ban khác để xây dựng các chiến dịch marketing ấn tượng, thành công.

  • • Phòng tài chính có các quyết định đúng đắn đến việc sử dụng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, truyền thông, nhân sự của Coca Cola.

  • • Phòng phát triển sản phẩm không ngừng nghiên cứu và cải tiến các sản phẩm mới để phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Nguồn nhân lực

Để tiếp cận thị trường Việt Nam và nhận được sự ủng hộ từ người dân bản địa. Vinamilk chú trọng hơn trong việc sử dụng nguồn nhân lực là người Việt. Cuối năm 2018, Coca Cola có 99% nhân viên là người Việt trong số 4000 nhân viên.

Hàng năm, Coca Cola cũng đầu tư hơn 1,4 triệu USD cho việc tuyển dụng, phát triển nhân lực. Thực hiện đúng những gì đã cam kết khi phát triển tại Việt Nam.

Coca Cola cũng thường xuyên đào tạo nhân viên mà không sợ công ty sẽ trở thành nơi đào tạo cho các đối thủ cạnh tranh, chính ý tưởng này đã giúp giữ chân các nhân viên giỏi nhất trong ngành.

Nguồn lực chung

  • • Nguồn lực hữu hình: Nguồn lực hữu hình mang tính sống còn của Coca Cola chính là công thức chế biến thức uống. Công thức này hiện vẫn đang được lưu trữ tại hầm an toàn Atlanta và được canh giữ nghiêm ngặt.

  • • Nguồn lực vô hình: Gồm thương hiệu Coca Cola nổi tiếng nhất thế giới, được định giá khoảng 88,2 tỷ USD và mạng lưới phân phối toàn cầu, giúp đưa sản phẩm đến khắp mọi nơi trên thế giới.

THAM KHẢO:

1. Dịch vụ marketing thuê ngoài uy tín

2. Công ty tư vấn marketing hiệu quả

3. Dịch vụ marketing tổng thể giá rẻ

4. Dịch vụ setup phòng marketing trọn gói

Môi trường bên trong của Coca Cola

2. Môi trường vĩ mô 

Môi trường vĩ mô của Coca Cola là tập hợp các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, có thể ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của tổ chức như: nhân khẩu học, kinh tế, chính trị, công nghệ, môi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội. Các yếu tố này thường nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp và có thể thay đổi nhanh chóng.

3. Môi trường vi mô

Môi trường vi mô là môi trường bao quanh một doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp, gồm các yếu tố như khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, công chúng và các nhà tiếp thị trung gian. Đây là các yếu tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát để cải thiện tình hình kinh doanh của mình.

Để đảm bảo mình có khả năng cạnh tranh và thành công trong thị trường, Coca Cola cần phản ứng hiệu quả với những thay đổi trong môi trường vi mô, tìm ra giải pháp để tối ưu từng yếu tố. Trong bài viết này, Quảng Cáo Siêu Tốc sẽ phân tích rõ hơn môi trường của Coca Cola thông qua những thông tin phía dưới.

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ CỦA COCA COLA

Các yếu tố trong môi trường vi mô của thương hiệu này gồm:

1. Nhà cung ứng

Việt Nam có lợi thế trong việc cung cấp nguyên liệu và nhân công tại Việt Nam giá rẻ nhưng chất lượng và có trình độ. Nhà cung ứng của Coca Cola là những thương hiệu uy tín, hợp tác lâu năm: đường (nhà máy đường KCP), hương vị tự nhiên (tập đoàn Coca Cola mẹ), nước (nhà máy nước trong khu vực chứa nhà máy sản xuất của Coca Cola), lá Coca Cola (công ty chế biến Stepan tại bang Illinois, Hoa Kỳ).

Không chỉ vậy, Coca Cola cũng đã công bố thêm 8 doanh nghiệp gia nhập chuỗi cung ứng của mình gồm: Công ty cổ phần phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn (Sadaco), công ty Á Đông ADG, Limo Ice, M&H, Tam Phú Hưng, Nam Phương Mai, Mai Anh Đồng Tháp và Hoàng Thiên Phúc.

Coca Cola sử dụng nhiều loại bao bì khác nhau để đóng gói sản phẩm. Vì thế, họ chú trọng hợp tác với các nhà cung cấp bao bì hàng đầu thế giới như: 

  • • Amcor: Chai thủy tinh, chai nhựa, lon nhôm, lon thép.

  • • Modi Group: Là nhà cung cấp hàng đầu cho Coca với các loại bao bì như túi giấy, chai nhựa, lon nhôm, lon thép.

  • • Tetra Pak: Hộp giấy carton và hộp giấy aseptic.

  • • Packaging Corporation of America (PCA): Là nhà cung ứng bao bì giấy, bao bì nhựa, bao bì kim loại.

  • • Owens-Illinois (OI): Là nhà cung ứng chai thủy tinh lớn nhất cho Coca Cola trên toàn cầu.

  • • Ball Corporation: Lon nhôm và lon thép.

Coca-Cola luôn tìm kiếm các nhà cung cấp chất lượng cao, có thể đáp ứng nhu cầu của công ty. Coca-Cola cũng cam kết hợp tác với các nhà cung cấp một cách bền vững, nhằm đảm bảo lợi ích của cả hai bên và đóng góp cho cộng đồng.

Nhà cung ứng của Coca Cola

2. Trung gian

Coca-Cola sử dụng các trung gian trong chuỗi cung ứng của mình để phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Các trung gian của Coca-Cola bao gồm:

  • • Nhà phân phối: Là những doanh nghiệp chuyên thu mua sản phẩm của Coca Cola từ nhà máy và phân phối đến các cửa hàng bán lẻ. Coca Cola có mạng lưới nhà phân phối rộng khắp trên toàn thế giới gồm độ quyền và nhà phân phối đa nhãn hiệu.

  • • Nhà bán lẻ: Là công ty bán sản phẩm của Coca Cola đến trực tiếp người tiêu dùng như: siêu thị, cửa hàng, tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, khu vui chơi, quán cà phê.

  • • Nhà bán buôn: Là những công ty mua sản phẩm của Coca Cola từ nhà máy và bán lại cho nhà phân phối hoặc nhà bán lẻ. Thương hiệu này sử dụng trung gian nhà bán buôn trong một số trường hợp như phân phối sản phẩm đến các khu vực xa xôi hoặc các thị trường nhỏ.

3. Khách hàng

Khách hàng của Coca Cola rất đa dạng với nhiều lứa tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội và quốc gia gồm:

  • • Khách hàng cá nhân: Mua sản phẩm để sử dụng cho bản thân và gia đình.

  • • Các nhà sản xuất: Mua sản phẩm để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của họ (ví dụ: nhà hàng, quán cà phê...).

  • • Nhà bán buôn trung gian: Các tổ chức mua sản phẩm của Coca Cola để kinh doanh kiếm lời.

  • • Thị trường cơ quan, nhà nước: Mua hàng để sử dụng cho dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao cho những người cần sử dụng.

Hai phân đoạn thị trường mà thương hiệu luôn tập trung để tìm kiếm khách hàng là:

  • • Địa lý: Cố gắng phân phối sản phẩm với mật độ dày đặc từ các khu vực thành thị đông đúc đến nơi nông thôn vắng người. Tuy nhiên, những thành phố chính, đông dân, có nhiều địa điểm tập trung đông người, nhà hàng, quán ăn, khu vui chơi, khu du lịch vẫn được thương hiệu này chú trọng hơn hết.

  • • Nhân khẩu học của Coca Cola: Tập trung vào nhóm trẻ 13-24 tuổi thích sự năng động, mới mẻ, thích trải nghiệm những hương vị độc đáo. Coca Cola thu hút họ bằng các chiến dịch quảng cáo trẻ trung, sôi động và các sản phẩm có hương vị đa dạng. Ngoài ra, thương hiệu này cũng chú trọng đến nhóm người trưởng thành từ 25-35 tuổi, dành nhiều sự quan tâm hơn đến sức khỏe và gia đình bằng các sản phẩm ít calo, tốt cho sức khỏe và các chiến dịch quảng cáo đề cao giá trị gia đình, tình bạn.

4. Công chúng trực tiếp

Công chúng trực tiếp là những nhóm người có mối quan hệ trực tiếp với Coca Cola trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty gồm:

  • • Nhà phân phối: Nhà bán buôn phân phối sản phẩm đến các nhà bán lẻ, các đơn vị bán lẻ như ửa hàng tạp hóa, siêu thị, đại lý... bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng.

  • • Nhân viên: Nhân viên văn phòng làm việc tại trụ sở chính và các văn phòng chi nhánh của Coca Cola, nhân viên bán hàng phụ trách bán hàng và tiếp thị sản phẩm đến khách hàng, nhân viên sản xuất làm việc tại các nhà máy sản xuất của Coca Cola.

  • • Cổ đông: Cổ đông cá nhân sở hữu một phần vốn của Coca Cola và các quỹ đầu tư sở hữu một lượng lớn cổ phần của Coca Cola.

  • • Các phương tiện truyền thông: Báo chí, truyền hình, internet giúp phổ biến thông tin về Coca Cola đến công chúng.

Công chúng trực tiếp của Coca Cola

5. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Đối thủ lớn nhất của Coca Cola là PepsiCo, có danh mục sản phẩm đa dạng gồm nước ngọt, nước trái cây, đồ ăn nhẹ, thực phẩm như: Pepsi, Mountain Dew, Lipton Ice Tea, Aquafina.

Đối thủ tiềm ẩn: Gồm những công ty có tiềm lực để gia nhập thị trường đồ uống và cạnh tranh với Pepsi. Các đối thủ này có thể là các công ty mới nổi, các công ty đa quốc gia mở rộng thị trường sang đồ uống. Tuy điều này có làm tăng tính cạnh tranh nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến Coca Cola vì thương hiệu đã có thị phần ổn định và tệp khách hàng trung thành riêng của mình.

Sản phẩm thay thế: Với nền ẩm thực phong phú tại Việt Nam, Coca Cola bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các sản phẩm thay thế như: nước chanh, trà sữa, cà phê, sữa,... Những thức uống này có giá rất rẻ và được cho là có lợi cho sức khỏe hơn nước ngọt.

6. Nhà đầu tư

Theo báo cáo tài chính của Vinamilk năm 2022, các nhà đầu tư của Vinamilk bao gồm:

  • • Nhà đầu tư lớn nhất là Chính phủ Việt Nam, thông qua Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). SCIC nắm giữ 54,7% vốn điều lệ của Vinamilk.

  • • Nhà đầu tư lớn thứ hai là Công ty TNHH Đầu tư ThaiBev. ThaiBev nắm giữ 49,4% vốn điều lệ của Vinamilk.

  • • Các nhà đầu tư khác bao gồm các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và nhà đầu tư cá nhân như: Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam (0,69%), Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) (0,41%), Vanguard International Value Fund (0,8%), Federated Hermes Asia Ex-Japan Equity Fund (0,45%), HSBC (0,3%), JPMorgan (0,2%).

Nhà đầu tư của Coca Cola

GIẢI PHÁP TỐI ƯU MÔI TRƯỜNG VI MÔ COCA COLA

Môi trường vi mô là những yếu tố gần gũi và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận, thu hút và giữ chân khách hàng của Coca Cola. Vì thế, Coca Cola cần một số giải pháp để tối ưu các yếu tố trong môi trường vi mô của thương hiệu này:

Đối thủ cạnh tranh:

  • • Cạnh tranh về sản phẩm: Tập trung vào chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.

  • • Cạnh tranh về giá cả: Đưa ra mức giá cạnh tranh, phù hợp với giá trị sản phẩm và khả năng chi trả của khách hàng.

  • • Cạnh tranh về marketing: Thực hiện các chiến dịch marketing hiệu quả, thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Nhà cung cấp:

  • • Xây dựng mối quan hệ hợp tác win-win: Hợp tác chặt chẽ với nhà cung cấp để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, chất lượng cao và giá cả hợp lý.

  • • Đa dạng hóa nhà cung cấp: Giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất.

  • • Khuyến khích nhà cung cấp đổi mới: Hỗ trợ nhà cung cấp áp dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Nhà trung gian:

  • • Hỗ trợ nhà phân phối và bán lẻ: Cung cấp các chương trình khuyến mãi, hỗ trợ bán hàng và đào tạo cho nhà phân phối và bán lẻ.

  • • Xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả: Đảm bảo sản phẩm của Coca Cola được phân phối rộng rãi và dễ dàng tiếp cận khách hàng.

  • • Tăng cường quản lý kênh phân phối: Giám sát hoạt động của nhà phân phối và bán lẻ để đảm bảo sản phẩm của Coca Cola được bán với giá cả hợp lý và chất lượng tốt nhất.

Khách hàng:

  • • Hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng: Thực hiện các nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

  • • Cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao: Tập trung vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và xây dựng thương hiệu mạnh.

  • • Tăng cường tương tác với khách hàng: Sử dụng các kênh truyền thông online và offline để tương tác với khách hàng, thu thập phản hồi và xây dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng.

Các nhóm tác động:

  • • Tuân thủ luật pháp và quy định: Tuân thủ luật pháp và quy định của các cơ quan chính phủ để tránh những rủi ro pháp lý.

  • • Hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận:Hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận để thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội, góp phần vào sự phát triển cộng đồng.

  • • Lắng nghe ý kiến của cộng đồng: Lắng nghe ý kiến của cộng đồng và giải quyết các khiếu nại của cộng đồng một cách hiệu quả.

KẾT LUẬN

Bài viết trên là một số thông tin về môi trường vi mô của Coca Cola. Hy vọng những gì mà Quảng Cáo Siêu Tốc cung cấp sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về mô hình vi mô của thương hiệu này nhé!

Bài viết Môi trường vi mô của Coca Cola chi tiết 6 yếu tố 2024 được đăng lần đầu bởi Quảng Cáo Siêu Tốc.

#quangcaosieutoc, #votuanhai, #môitrườngvimôcủacocacola