Thứ Tư, 6 tháng 3, 2024

<meta charset="utf-8" /><b id="docs-internal-guid-2464383e-7fff-418e-7183-defecdc0b23d">Mô hình Canvas của Vinamilk với 9 nguồn lực chính (key resources) như: khách hàng tiềm năng, giá trị đề xuất, kênh phân phối, mối quan hệ khách hàng, dòng doanh thu, nguồn lực tài chính, hoạt động chính, mối quan hệ với đối tác, cơ cấu chi phí. Được thể hiện trực quan giúp doanh nghiệp sữa hàng đầu Việt Nam này phân tích được hiện mình đang có những gì để phát huy và xây dựng chiến lược trọng điểm. Vậy cách Vinamilk triển khai mô hình kinh doanh Canvas business model thế nào? Cùng Quảng Cáo Siêu Tốc tìm hiểu nhé!

Mô hình Canvas của Vinamilk

MÔ HÌNH CANVAS LÀ GÌ?

Mô hình Canvas, hay Business Model Canvas (BMC), là một công cụ trực quan giúp mô tả và phân tích các yếu tố chính trong mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp. Mô hình này được phát triển bởi Alexander Osterwalder và Yves Pigneur vào năm 2005 với 9 yếu tố như:

  • • Khách hàng tiềm năng (Customer Segments): Các nhóm khách hàng doanh nghiệp muốn hướng đến.

  • • Giá trị đề xuất (Value Propositions): Những giá trị doanh nghiệp mang lại cho khách hàng.

  • • Kênh phân phối (Channels): Những kênh doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận và phân phối sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng. 

  • • Mối quan hệ khách hàng (Customer Relationships): Cách doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ  với khách hàng.

  • • Dòng doanh thu (Revenue Streams): Doanh thu mà doanh nghiệp tạo ra.

  • • Nguồn lực tài chính (Key Resources): Nguồn lực tài chính cần thiết để vận hành mô hình kinh doanh.

  • • Hoạt động chính (Key Activities): Các hoạt động chính doanh nghiệp thực hiện để cung cấp gia trị cho khách hàng.

  • • Mối quan hệ với đối tác (Key Partnerships): Những mối quan hệ hợp tác với các bên khác để hỗ trợ kinh doanh.

  • • Cơ cấu chi phí (Cost Structure): Chi phí liên quan  đến việc vận hành mô hình kinh doanh.

Thông thường Canvas được vận dụng khi công ty cần những số liệu phân tích cụ thể về các tác động mà họ phải chịu nếu quyết định đầu tư vào một chiến lược nào đó. Mang đến cái nhìn tổng quan và phân tích cụ thể nhất khi cải tiến một khía cạnh trong doanh nghiệp.

Mô hình Canvas là gì?

TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG MÔ HÌNH CANVAS?

Một số lý do bạn nên sử dụng mô hình Canvas gồm:

  • • Đúng trọng tâm: Mô hình Canvas đã giúp Vinamilk giảm hơn 40 trang nội dung trong kế hoạch kinh doanh truyền thống và thay thế bằng kế hoạch ngắn gọn, tổng quan nhưng mang lại hiệu quả cao, nêu bật được những ý chính cần quan tâm.

  • • Xây dựng thông tin một cách hệ thống: Canvas phân chia thông tin đầu vào thành  các khối, giúp nhà quản trị dễ theo dõi, nắm bắt được những ý quan trọng một cách nhanh chóng.

  • • Lấy khách hàng làm trung tâm: Chú trọng vào các yếu tố như giá trị đề xuất, quan hệ khách hàng và các kênh tiếp thị. Mang đến cái nhìn sâu sắc về nhu cầu, mong đợi khách hàng và tạo ra các giải pháp phù hợp.

  • • Linh hoạt và dễ sử dụng: Cho phép người dùng điều chỉnh và thay đổi các yếu tố trong mô hình kinh doanh khi môi trường có sự biến động.

  • • Khuyến khích tư duy đổi mới: Mô hình canvas sử dụng các khung thông tin cô đọng, đòi hỏi người sử dụng liên tục đặt câu hỏi, tạo ý tưởng mới và tìm kiếm các phương pháp tiếp cận khác nhau.

MÔ HÌNH CANVAS CỦA VINAMILK

9 trụ cột chính của mô hình kinh doanh Canvas của Vinamilk gồm:

1. Khách hàng tiềm năng

Vinamilk phân khúc khách hàng dựa trên độ tuổi, giới tính, khu vực địa lý, thu nhập, sở thích ở cả thị trường hỗn hợp, đại chúng và thị trường ngách.

Khách hàng tiềm năng của Vinamilk thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Gồm những ai mong muốn một loại sữa chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe, đa dạng, phù hợp với nhiều sở thích khác nhau và giá cả hợp lý. Ngoài ra, Vinamilk cũng quan tâm đến các khách hàng bán lẻ như hệ thống siêu thị, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, đại lý phân phối.

Vinamilk hướng đến thu hút nhiều nhóm khách hàng tiềm năng đa dạng, từ trẻ em đến người lớn tuổi. Tuy nhiên, việc giữ chân khách hàng trung thành cũng là một yếu tố được quan tâm trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh.

Trong khi nhiều hãng sữa đa quốc gia mở rộng ra nhiều nước, Vinamilk có sự tập trung cao vào thị trường nội địa sữa Việt Nam.

 Khách hàng tiềm năng của Vinamilk

2. Giá trị đề xuất

Những giá trị cốt lõi mà Vinamilk mang lại gồm chất lượng, dinh dưỡng, sự uy tín, sự đa dạng và thương hiệu quốc gia đáng tin cậy.

Sản phẩm

  • • Sản phẩm chất lượng cao: Nguồn sữa sạch tươi 100% từ trang trại Vinamilk với dòng sữa tinh khiết từ những giống bò từ các quốc gia tiên tiến về bò sữa như NewZealand và các quốc gia khác ở  Châu Âu. Bổ sung nhiều vi chất bổ dưỡng như DHA, Canxi, Vitamin D, protein, vitamin K2, collagen thủy phân… Không chỉ có lợi cho quá trình phát triển của trẻ nhỏ mà còn cho người trưởng thành, người lớn tuổi.

  • • Danh mục sản phẩm đa dạng: Liên tục phát triển sữa với nhiều hương vị, công thức,... cùng các sản phẩm khác như sữa chua, sữa đặc, nước trái cây… phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng của mình.

  • • Giá cả hợp lý: Với mức giá đa dạng từ bình dân đến cao cấp, dao động từ 8.000-900.000 VNĐ. Vinamilk có giá sữa tương đương hoặc cao hơn các thương hiệu nội địa như TH True Milk, Mộc Châu Milk. Tuy nhiên, giá thành sản phẩm lại thấp hơn các thương hiệu ngoại nhập như Abbott, Enfamil… với chất lượng không hề thua kém.

Thương hiệu uy tín

Là thương hiệu gắn liền với ngành sữa Việt Nam, có lịch sử lâu đời hơn 40 năm, hình ảnh thương hiệu đã ăn sâu vào tâm trí nhiều người tiêu dùng Việt.

Ngoài ra, đây cũng là thương hiệu thực phẩm có giá trị cao nhất Việt Nam và là thương hiệu sữa lớn thứ 6 toàn cầu (theo Brand Finance) vào năm 2023.

Hệ thống quản lý sản xuất tiên tiến

Để tối ưu hóa quy trình chăn nuôi và sản xuất, Vinamilk ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, nhập khẩu từ các quốc gia phát triển:

  • • Trong trang trại: Mạng lưới trang trại rộng khắp, ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản trị trang trại và chăn nuôi bò sữa như hệ thống quản lý khẩu phần, dàn vắt sữa quy mô lớn, hệ thống bảo trì tự động, Robot đẩy thức ăn LELY JUNO, các thông tin về trang trại được lưu trữ đám mây, cho phép cập nhật, điều chỉnh từ bất cứ đâu.

  • • Trong nhà máy: Ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất như công nghệ tiệt trùng UHT hiện đại, hệ thống bồn chứa lạnh khổng lồ, công nghệ sản xuất ly tâm tách khuẩn, quy trình khép kín tự động hóa 100%, robot LGV thông minh, hệ thống dây chuyền hiện đại bậc nhất thế giới của Tetra Pak từ Thụy Điển.

Giá trị đề xuất của Vinamilk

3. Kênh phân phối

Hệ thống kênh phân phối của Vinamilk lâu đời và quy mô ở cả kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp, có mặt khắp tại các siêu thị và cửa hàng truyền thống với hơn 200.000 điểm bán trên toàn quốc. Trong vài năm gần đây, Vinamilk cũng thúc đẩy bán hàng trực tiếp thông qua các cửa hàng Giấc mơ sữa Việt.

Trong thời đại công nghệ mới, Vinamilk cũng triển khai các kênh bán hàng online như sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki,...) và website chính thức.

Ngoài ra, Vinamilk cũng xuất khẩu sang thế giới bằng việc hợp tác với các nhà phân phối bán lẻ lớn tại các quốc gia đó.

4. Mối quan hệ khách hàng

Để xây dựng mối quan hệ khách hàng, Vinamilk triển khai một loạt hoạt động như:

Chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

  • • Tổng đài tư vấn: Có tổng đài tư vấn miễn phí 24/7 để giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.

  • • Khuyến mãi: Thường xuyên tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để tri ân khách hàng.

  • • Chương trình khách hàng thân thiết: Nhiều ưu đãi đặc biệt cho những khách hàng trung thành của Vinamilk.

Tăng cường tương tác với khách hàng

  • • Thông qua mạng xã hội: Vinamilk có tài khoản trên fanpage Facebook, Instagram, Youtube với các bài viết được cập nhật thường xuyên, thương hiệu cũng tích cực trả lời comment của người dùng.

  • • Hoạt động cộng đồng: Tổ chức nhiều hoạt động hướng về xã hội như quỹ sữa Vươn Cao Việt Nam, quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam, quỹ học bổng Vinamilk - Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam, chương trình sữa học đường, hỗ trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, tham gia bảo vệ môi trường,...

Lắng nghe và phản hồi ý kiến khách hàng

  • • Theo dõi, lắng nghe ý kiến khách hàng thông qua khảo sát, mạng xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng…

  • • Cải tiến sản phẩm/dịch vụ dựa trên những ý kiến đã thu thập được của khách hàng.

Mối quan hệ khách hàng trong mô hình kinh doanh Canvas Vinamilk

5. Dòng doanh thu

Theo mảng sản phẩm

  • • Sữa nước: Chiếm hơn 70% doanh thu, là mảng sản phẩm chủ lực của Vinamilk với đa dạng chủng loại như sữa tươi, sữa bột pha sẵn…

  • • Sữa bột: Chiếm 20% doanh thu, là mảng có tốc độ tăng trưởng cao của Vinamilk.

  • • Sản phẩm dinh dưỡng:  Chiếm 10% còn lại gồm các sản phẩm như sữa chua, nước ép trái cây,  thực phẩm bổ sung dinh dưỡng…

Theo thị trường

  • • Nội địa: Chiếm hơn 80% doanh thu, là thị trường chính của Vinamilk.

  • • Xuất khẩu: Khoảng 20% doanh thu còn lại. Vinamilk hiện đã xuất khẩu sản phẩm sang hơn 50 quốc gia và khu vực trên thế giới.

Theo kênh phân phối

  • • Kênh bán lẻ: Chiếm hơn 70% doanh số, là kênh phân phối chính của Vinamilk.

  • • Kênh bán hàng trực tiếp: Chiếm 20% doanh số, gồm các kênh bán hàng online, cửa hàng “Giấc mơ sữa Việt”.

  • • Kênh xuất khẩu: Chiếm 10% doanh số.

Dòng doanh thu Vinamilk

6. Nguồn lực tài chính

Vinamilk là một tập đoàn lớn với năng lực tài chính mạnh, có đủ nguồn lực để đầu tư vào nhà máy, công nghệ và mở rộng hoạt động. Trong khi nhiều doanh nghiệp phải vật lộn vì khó khăn về cạnh tranh, lãi suất vay vốn thì Vinamilk lại thản nhiên hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp có cơ cấu an toàn và khả năng tự chủ tài chính tốt bậc nhất. Dưới đây là một số điểm chính về nguồn lực tài chính của Vinamilk:

  • • Doanh thu và lợi nhuận: Là công ty sữa lớn nhất Việt Nam với doanh thu năm 2022 đặt hơn 64.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 11.000 tỷ đồng. Tăng trưởng đều đặc qua các năm.

  • • Vốn chủ sở hữu: Đạt hơn 34.000 tỷ đồng tính đến cuối năm 2022.

  • • Nợ vay: Tính đến cuối năm 2022, nợ vay của Vinamilk là 7000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ vay vốn và vốn chủ sở hữu của Vinamilk ở mức thấp chỉ khoảng 20%, cho thấy khả năng thanh toán nợ của Vinamilk ở mức tốt.

  • • Dòng tiền: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh luôn dương, tạo ra nguồn lực mạnh mẽ để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trả cổ tức cho cổ đông.

  • • Khả năng sinh lời: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Vinamilk luôn ở mức cao trên 30%.

7. Hoạt động chính của doanh nghiệp

  • • Sản xuất các sản phẩm từ sữa: Quản lý quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Với hệ thống nông trại và nhà máy sản xuất hiện đại, ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến, Vinamilk liên tục cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm được cải tiến về chất lượng, hương vị và cả bao bì.

  • • Nghiên cứu và phát triển: Thu thập ý kiến khách hàng, từ đó phát triển các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng sữa. Giúp Vinamilk duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường sữa Việt Nam và quốc tế.

  • • Marketing: Để xây dựng độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng mục tiêu, Vinamilk đầu tư vào rất nhiều hoạt động quảng cáo và tiếp thị như, trong đó nổi bật nhất là các TVC quảng cáo về những chú bò vui nhộn, đầy sáng tạo, tạo dấu ấn sâu đậm với người tiêu dùng Việt Nam. 

  • • Quản lý khách hàng: Duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua hoạt động chăm sóc chuyên nghiệp. Bao gồm cả việc cung cấp dịch vụ, hỗ trợ khách hàng, giải đáp thắc mắc, xử lý khiếu nại và tạo điều kiện để tăng tương tác giữa hai bên.

  • • Quản lý chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng của Vinamilk được quản lý chặt chẽ từ việc tìm nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất đến vận chuyển và lưu kho. Đây là công việc rất được Vinamilk chú trọng vì có thể làm giảm thiểu những rủi ro không cần thiết.

  • • Đầu tư vào các công ty con và liên kết: Đầu tư vào nhiều công ty con và liên kết với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm từ sữa, thức ăn chăn nuôi…

  • • Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tập đoàn sữa lớn trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ và phát triển thị trường. Đơn cử như Vinamilk thành lập liên doanh với các đối tác nước ngoài để phát triển trang trại (Miraka - New Zealand) hoặc sản xuất sản phẩm mới.

Hoạt động chính của doanh nghiệp Vinamilk

8. Mối quan hệ với đối tác

Nhằm mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững, Vinamilk luôn tập trung thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác như nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối, đối tác nghiên cứu, đối tác quảng cáo dựa trên các nguyên tắc sau:

  • • Lợi ích chung: Vinamilk luôn tìm kiếm các đối tác có chung mục tiêu và lợi ích, thương hiệu này tin rằng khi hợp tác dựa trên lợi ích chung sẽ tạo ra mối quan hệ bền vững và có lợi cho cả hai bên.

  • • Tin tưởng và tôn trọng: Vinamilk luôn tôn trọng các đối tác và xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau để dẫn đến một mối quan hệ hợp tác thành công.
    Giao tiếp cởi mở và minh bạch: Đây là chìa khóa để giải quyết các vấn đề xảy ra và tạo dựng mối quan hệ bền vững.

  • • Cam kết lâu dài: Với bất kỳ đối tác nào, Vinamilk cũng luôn muốn hợp tác làm việc với nhau lâu dài để mang lại những lợi ích bền vững.

Từ những nguyên tắc trên, Vinamilk thường xuyên tổ chức các hoạt động như:

  • • Tổ chức các buổi gặp gỡ và giao lưu với đối tác để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường quan hệ hợp tác.

  • • Tham gia hội chợ và triễn lãm quốc tế để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm đối tác mới.

  • • Sẵn sàng hỗ trợ đối tác trong việc phát triển thị trường, quảng bá sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh.

9. Cơ cấu chi phí

  • • Chi phí nhân lực: Gồm các khoảng lương thưởng, trợ cấp, đào tạo, phúc lợi trong quá trình làm việc. Chiếm khoảng 10% tổng chi phí của Vinamilk.

  • • Chi phí nguyên liệu và sản xuất: Nguyên vật liệu, thành phẩm, bao bì, điện nước, công nghệ, khấu hao máy móc thiết bị. Chiếm hơn 50% cơ cấu.

  • • Chi phí marketing: Gồm các chi phí tiếp thị, các hoạt động khuyến mãi, hoạt động xã hội, PR để xây dựng thương hiệu và tiếp cận người tiêu dùng.

  • • Chi phí bán hàng: Quảng cáo và xúc tiến bán hàng, hoa hồng, chiết khấu thương mại, vận chuyển và giao hàng,...

  • • Chi phí phân phối: Phí lưu trữ, vận chuyển và quản lý kho hàng, chi phí chi cho các đối tác phân phối và các hoạt động liên quan để mang sản phẩm sữa chất lượng cao đến tay người tiêu dùng.

  • • Chi phí nghiên cứu: Gồm lương và chi phí đào tạo và phát triển năng lực cho các nhà nghiên cứu, chi phí trang thiết bị, nguyên vật liệu, phí hợp tác với các viện nghiên cứu…

  • • Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Chiếm 5% trong cơ cấu.

KẾT LUẬN

Bài viết trên là bài phân tích toàn diện 9 yếu tố của mô hình canvas của Vinamilk. Hy vọng những thông tin mà Quảng Cáo Siêu Tốc cung cấp sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về mô hình đầy thú vị này nhé!

Bài viết Mô hình Canvas của Vinamilk | Phân tích chi tiết 2024 được đăng lần đầu bởi Quảng Cáo Siêu Tốc.

#quangcaosieutoc, #votuanhai, #môhìnhcanvascủavinamilk