Môi trường vĩ mô của Vinamilk gồm 6 yếu tố: chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, công nghệ, tự nhiên, nhân khẩu học, được phân tích dựa trên mô hình tư duy PESTEL. Giúp Vinamilk xây dựng chiến lược quản trị, kinh doanh hiệu quả, đánh bật đối thủ cạnh tranh, duy trì vị thế bền vững trong thị trường sữa Việt Nam. Vậy chi tiết môi trường vĩ mô Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk như thế nào? Hãy cùng Quảng Cáo Siêu Tốc tìm hiểu ngay nhé!
Nội Dung [Ẩn]
TỔNG QUAN CÔNG TY SỮA VINAMILK
Vinamilk hay Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy products Joint Stock Company) được thành lập vào năm 1976. Sau nhiều năm hoạt động, năm 2018 Vinamilk đã lọt top 200 công ty có doanh thu tỷ đô tốt nhất châu Á Thái Bình Dương (Best over a billion).
Năm 2021, trong kỷ niệm 45 năm thành lập, Vinamilk không chỉ là công ty đứng đầu Việt Nam mà còn nằm trong top 40 công ty sữa có doanh thu cao nhất thế giới.
Hiện tại, Vinamilk đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa. Chiếm hơn 84.5% thị phần sữa chua ăn, 79.9% thị phần sữa đặc, 54.5% thị phần sữa nước, 40.6% thị phần sữa bột, 33.9% thị phần sữa chua uống.
Các sản phẩm đến từ Vinamilk được phân phối trên toàn quốc với 220.000 điểm bán hàng. Xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản, Trung Đông,...
Để cải tiến chất lượng và cải thiện sản lượng, công ty đã xây dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, 1 nhà máy sữa tại Campuchia (AngkorMilk), 1 văn phòng đại diện tại Thái Lan.
MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA VINAMILK THEO MÔ HÌNH PESTEL
Mô hình tư duy PESTEL là một công cụ chiến lược giúp doanh nghiệp nắm bắt được sự tăng trưởng hoặc suy thoái của thị trường cũng như vị thế kinh doanh, cơ hội và định hướng cho các hoạt động của mình. Sau đây là những phân tích về môi trường vĩ mô của công ty sữa Vinamilk theo PESTEL với 6 yếu tố:
1. Môi trường chính trị
-
• Chính trị Việt Nam rất ổn định, Đảng và nhà nước có nhiều chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với củng cố, đảm bảo an ninh quốc phòng.
-
• Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, thủ tục hành chính ngày càng đơn giản và minh bạch.
-
• Các thủ tục pháp lý trong kinh doanh ngày càng đơn giản, thời gian xử lý được rút ngắn rất nhiều.
-
• Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích chăn nuôi và chế biến bò sữa cho nông dân. Tạo điều kiện và cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các công ty trong ngành.
2. Môi trường kinh tế
-
• Thu nhập bình quân đầu người 11/2020 của Việt Nam ước tính 2.750 USD, tăng gần 35,6 USD so với cùng kỳ 2019. Thu nhập tăng cao sẽ tạo ra sức mua lớn hơn, thúc đẩy những nhu cầu, mong muốn khác biệt từ phía người tiêu dùng như: chất lượng, sự đa dạng, tính tiện dụng, thẩm mỹ,...
-
• Sự phân bố về thu nhập có nhiều phân hóa trong dân chúng làm đa dạng hơn về nhu cầu, mong muốn người tiêu dùng, từ đó tạo ra nhiều phân khúc khác biệt trên thị trường.
-
• Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng cả nước (CPI) thang 7/2020 tăng 0,4% so với tháng 6/2020, giảm 0,17% so với tháng 12 năm 2019. Phần lớn giá cả mặt hàng sữa ổn định với chỉ số lạm phát duy trì ở mức thấp, tạo môi trường để người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn, đẩy mạnh quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
-
• Ngành sữa đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu sữa ngày càng tăng, sữa trở thành sản phẩm thiết yếu hàng ngày. Với xu hướng công nghệ ngày càng hiện đại, hệ thống kênh phân phối hiệu quả, giá cả hợp lý, ngành sữa sẽ tiếp tục phát triển hơn trong tương lai.
THAM KHẢO:
1. Chiến lược marketing của Vinamilk - doanh nghiệp sữa hàng đầu Việt Nam
3. Môi trường văn hóa, xã hội
-
• Thói quen sử dụng sản phẩm ngọt, sản phẩm đóng hộp, sản phẩm liên quan đến sữa ngày càng tăng lên. Sự tiếp cận các nguồn thông tin trở nên dễ dàng hơn qua báo chí, internet, tranh ảnh, băng rôn,... Khiến con người ngày càng cảm thấy có nhu cầu cao với việc chăm sóc và thỏa mãn nhu cầu về mặt thể chất.
-
• Tốc độ phát triển xã hội cao, kéo theo nhu cầu về sản phẩm dinh dưỡng chất lượng nhưng phải tiện lợi ngày càng cần thiết. Vì thế, sữa trở thành giải pháp nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo dưỡng chất cho độ tuổi lao động, học sinh, trẻ em.
-
• Việc tôn vinh hình ảnh quốc gia thông qua thương hiệu trước các dòng sản phẩm của nước ngoài có một ý nghĩa sâu sắc với người tiêu dùng Việt Nam.
-
• Thói quen tâm lý người Việt Nam ít có xu hướng thay đổi sự lựa chọn khi đã tin tưởng vào một thương hiệu nào đó.
4. Môi trường công nghệ
-
• Công nghệ ngày càng phát triển, tạo ra nhiều cách thức để phát triển sản phẩm về mẫu mã, chất lượng, hương vị,... Đồng thời tác động mạnh mẽ đến việc quảng cáo và mức độ thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng.
-
• Việt Nam đang dần hòa nhập với thế giới, các thành tựu khoa học công nghệ được chuyển giao và nhập khẩu không ngừng từ nước ngoài. Tạo ra những tiến bộ vượt bậc trong việc sản xuất.
5. Môi trường tự nhiên
-
• Việt Nam có một số vùng mang khí hậu ôn đối như: Sapa, tỉnh Lào Cai, Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hoặc khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn La, thích hợp để trồng cỏ có chất lượng cao.
-
• Dù có khí hậu nóng ẩm nhưng các điều kiện tự nhiên nước ta khá thích hợp cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò lấy sữa như: Tuyên Quang, Lâm Đồng, Ba Vì, Nghệ An, Sơn La,...
6. Môi trường nhân khẩu học của Vinamilk
-
• Hình thể người Việt Nam khá thấp so với thế giới nên sữa trở thành mặt hàng vô cùng cần thiết để cải thiện cân nặng và chiều cao.
-
• Tỷ lệ sinh cao, nhu cầu về sữa cũng tăng cao để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
-
• Dân số Việt Nam sẽ già hóa nhanh do hiện nay số người trong độ tuổi lao động chiếm ⅔ dân số.
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA VINAMILK
Những cơ hội và thách thức mà Vinamilk trong môi trường vĩ mô gồm:
1. Cơ hội phát triển
-
• Môi trường chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, truyền thông, xuất nhập khẩu nguồn nguyên liệu và sản phẩm.
-
• Chính phủ hỗ trợ nguồn nguồn nguyên liệu cung cấp, giảm thuế để doanh nghiệp tối ưu chi phí sản xuất. Mang đến cơ hội sản xuất nhiều sản phẩm chất lượng hơn cho Vinamilk.
-
• Thu nhập bình quân đầu người tăng cao, thúc đẩy người dân quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và tiêu dùng nhiều hơn, sẵn sàng chi tiêu cho những sản phẩm có mức giá cao nhưng chất lượng tốt.
-
• Nhân khẩu học Việt Nam tuy có xu hướng già hóa nhưng tỷ lệ sinh cũng rất cao, mang đến lượng khách hàng tiềm năng dồi dào cho Vinamilk.
-
• Người Việt Nam ủng hộ thương hiệu Việt Nam, là cơ hội cho Vinamilk- một doanh nghiệp uy tín lâu đời, đại diện cho ngành sữa Việt Nam trên đấu trường thế giới.
-
• Khoa học - công nghệ Việt Nam ngày càng phát triển: Đáp ứng
-
• Khí hậu Việt Nam ở một số vùng phù hợp cho trồng cỏ và chăn nuôi bò sữa: Vinamilk dễ dàng có được nguồn nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất với chi phí thấp hơn rất nhiều so với việc nhập khẩu từ nước ngoài.
-
• Vinamilk sở hữu nhiều dây chuyền, công nghệ hiện đại, có khả năng hỗ trợ nhu cầu ngày càng đa dạng về chất lượng, hương vị, mẫu mã sản phẩm.
2. Thách thức cần chinh phục
-
• Hàng rào thuế hải quan đang được gỡ bỏ dần: Thách thức lớn về cạnh tranh giá trước sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài.
-
• Hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ nhưng còn nhiều quy định chồng chéo hoặc đối lập nhau.
-
• Sản phẩm có chứa nhiều yếu tố khoa học công nghệ thường khó kéo dài chu kỳ sống do những yêu cầu không ngừng từ người tiêu dùng. Dẫn đến việc lạc hậu về kỹ thuật của các dòng sản phẩm trên thị trường.
-
• Người dân Việt vẫn còn xu hướng chuộng sữa ngoại, đòi hỏi Vinamilk phải cạnh tranh và tăng cường quảng bá thương hiệu để khẳng định chất lượng và giá trị của sản phẩm nội địa.
KẾT LUẬN
Các yếu tố vĩ mô của Vinamilk có cả những thuận lợi và thách thức mà doanh nghiệp cần vượt qua. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Vinamilk đã xuất sắc trở thành thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành công nghiệp sữa Việt Nam.
Bài viết Môi trường vĩ mô của Vinamilk theo mô hình PESTEL 2023 được đăng lần đầu bởi Quảng Cáo Siêu Tốc.
#quangcaosieutoc, #votuanhai, #môitrườngvĩmôcủavinamilk