Thứ Hai, 13 tháng 11, 2023

Dwell Time là gì? Đây là khoảng thời gian mà người dùng ở trên website của bạn, được nhiều SEOer cho rằng có gây ảnh hưởng đến quá trình SEO? Vậy đây có phải là yếu tố xếp hạng SEO không? Khác gì với Bounce Rate và Time On Page? Cách tăng thời gian dừng như thế nào? Hãy cùng Quảng Cáo Siêu Tốc tìm hiểu ngay nhé!

Dwell time là gì?

DWELL TIME LÀ GÌ?

Dwell time (thời gian dừng) là thời gian mà người dùng dành cho một trang web sau khi click vào từ kết quả tìm kiếm (SERP) trước khi thoát trang để quay lại SERP một lần nữa. 

Ví dụ:

Bạn Search từ khóa “cách làm cơm chiên dương châu” trên Google và nhấp vào trang web đầu tiên của kết quả trả về.

Tuy nhiên trang web này có quá nhiều quảng cáo trước khi bắt đầu đoạn hướng dẫn. Không chỉ vậy, văn phong cũng dài dòng, không đi vào ý chính. Vì thế, sau 20 giây lướt xem, bạn quyết định quay lại SERP để tìm thông tin mình thật sự cần trên những website khác.

Vậy 20 giây bạn ghé thăm trang web đầu tiên chính là dwell time.

Thời gian dừng là gì?

Nguồn: SEMrush.com

DWELL TIME CÓ PHẢI LÀ YẾU TỐ XẾP HẠNG SEO KHÔNG?

Một số SEOer cho rằng thời gian dừng có thể tác động đến thứ hạng vì Google đã ám chỉ rằng nó có thể gây ảnh hưởng đến thuật toán máy học. Nhưng hiện tại vẫn chưa có bằng chứng nào xác thực cho điều này.

Có một vấn đề là, thời gian dừng thấp không cho thấy được chất lượng nội dung tháp hoặc người dùng không hài lòng với nội dung của bạn. Vì có thể họ đã tìm thấy thông tin mình cần ở đầu trang và nhanh chóng quay lại SERP.

Ví dụ: Người xem đang cần một đoạn thông tin nhanh như địa chỉ, số điện thoại doanh nghiệp, mã zip,...

Do vậy Dwell time không phải là một yếu tố chính mà các công cụ tìm kiếm sử dụng để xếp hạng trang web. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến hiệu suất website trong thời gian dài.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DWELL TIME, BOUNCE RATE VÀ TIME ON PAGE

Để nhìn thấy sự khác biệt giữa 3 khái niệm trên, bạn cần tìm hiểu được chúng là gì:

  • • Bounce rate (tỷ lệ thoát): Ghi nhận các lượt truy cập ít hơn 10 giây hoặc rời đi trước khi nhấp vào hoặc tương tác trên trang. Nói cách khác, tỷ lệ thoát đo lường các phiên mà người dùng không tương tác với trang web.

  • • Time On Page (thời gian trên trang): Cho biết thời gian mà người dùng dành cho một trang trước khi đi đến một trang khác trên web hoặc một trang bên ngoài.

Cả dwell time, bounce rate, time on page đều đo lường mức độ tương tác của người dùng. Tuy nhiên tỷ lệ thoát được tính theo phiên, time onpage được tính bằng đơn vị thời gian và không thể biết được liệu người dùng có quay lại SERP không. Trong khi đó, dwell time cũng được tính bằng đơn vị thời gian nhưng giúp nhà quản trị biết được người dùng có quay lại kết quả tìm kiếm không.

CÁCH TĂNG DWELL TIME

Một số cách tăng thời gian dừng trên site gồm:

1. Thu hút người dùng bằng PAS

Khi hoạt động trên internet người dùng sẽ có khoảng thời gian chú ý rất ngắn. Vì thế, bạn cần thu hút sự chú ý của họ ngay từ đầu thông qua công thức PAS (Đặt vấn đề - kích thích - giải pháp). Trong đó:

  • • Problem (vấn đề): Trình bày, giới thiệu vấn đề mà khách hàng gặp phải.

  • • Agitate (kích thích): Chỉ ra cách vấn đề ảnh hưởng đến đối tượng mục tiêu, nêu lên hậu quả nếu không nhanh chóng giải quyết.

  • • Solution (giải pháp): Đề xuất giải pháp, có thể khéo léo giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Thu hút người dùng bằng PAS

2. Tiêu đề mô tả đúng nội dung

Mọi người thường sẽ chọn nhấp vào một website thông qua tiêu đề và mô tả. Do vậy bạn cần thể hiện đúng nội dung mà trang này cung cấp. Nếu không, sau khi nhấp vào, người dùng sẽ nhanh chóng thoát ra ngay nếu cảm thấy nội dung không đúng với những gì mình muốn tìm kiếm.

3. Nắm rõ intent người dùng

Khi tìm kiếm thứ gì đó trên Google, ai cũng sẽ có mục tiêu riêng của mình, đây được gọi là ý định người dùng (intent). Một từ khóa khi được search thường sẽ có vài intent  khác nhau.

Ví dụ: Với keyword “lưu ý khi nhổ răng khôn hàm dưới”, user có thể muốn tìm những việc không nên làm trước khi nhổ để quá trình thực hiện diễn ra thuận lợi hơn hoặc cũng có thể tìm những việc nên và không nên làm sau khi nhổ răng để cơ thể mau phục hồi, không gây biến chứng.

Vì thế, bạn cần tham khảo những đối thủ ở top đầu để xem ý định mà người đọc mong muốn là gì.

4. Sản xuất nội dung hấp dẫn

Nội dung chất lượng, hấp dẫn là yếu tố then chốt giúp giữ chân người đọc hiệu quả. Bạn hãy nghiên cứu thật kỹ intent, sau đó triển khai đầy đủ, chi tiết và đúng trọng tâm những gì người dùng cần.

Cách tăng Dwell Time

5. Có chứa các chủ đề liên quan

Ngoài ý chính, bạn cũng cần bổ sung thêm các chủ đề liên quan mà người xem quan tâm để giữ họ ở lại trang web lâu nhất. Những chủ đề này thường sẽ nằm ở mục “Nội dung tìm kiếm khác”, ở cuối trang kết quả tìm kiếm hoặc tham khảo từ các đối thủ trong top 10.

6. Xây dựng internal link

Internal link giúp bạn kết nối những bài viết có liên quan với nhau. Cung cấp cho người dùng những kiến thức sâu hơn về một chủ đề nào đó trong bài viết. Nếu bạn thực hiện internal link tốt, họ sẽ lại trang web lâu hơn để tìm hiểu thật kỹ

7. Trải nghiệm người dùng tốt

Trải nghiệm người dùng gồm rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cách tương tác của họ trên trang web như: thiết kế giao diện, tốc độ tải trang, hình ảnh minh họa, khả năng tương tác, an toàn và bảo mật, khả năng định hướng,... Giúp khách hàng dễ dàng thao tác, tương tác và bị thu hút bởi trang web.

Trải nghiệm người dùng tốt

CÁCH KIỂM TRA DWELL TIME

Hiện tại chưa có công cụ hoặc công thức nào dùng để đo lường thời gian dừng. Vì thế bạn chỉ có thể tham khảo chỉ số “thời lượng phiên trung bình” để đo lường thời gian mà người dùng dành cho toàn bộ web thay vì một trang và cũng không thể cho biết liệu người dùng có quay trở lại SERP hay không.

Tuy có hơi khác với “thời gian dừng”, nhưng nó vẫn giúp nhà quản trị biết được người xem hoạt động trên trang web bao lâu để phân tích mức độ tương tác.

Cách xem “thời lượng phiên trung bình” gồm các bước:

  • • Bước 1: Vào Analytics theo link: https://analytics.google.com/analytics/ > Chọn “Hành vi” > “Nội dung trang web” > “Trang đích” > Nhấn vào “Thêm phân đoạn”.

Cách kiểm tra Dwell Time

  • • Bước 2: Tick vào ô “Lưu lượng không phải trả tiền” > Chọn “Áp dụng”.

Tick vào ô lưu lượng không phải trả tiền

  • Bước 3: Tại đây bạn có thể xem khoảng thời gian trung bình của một phiên trên website của bạn

Xem thời gian trung bình của một phiên trên website

KẾT LUẬN

Sau bài viết trên chắc hẳn bạn đã biết được Dwell time là gì? Cách kiểm tra và cách tăng Dwell Time như thế nào rồi phải không? Hy vọng thông qua những thông tin mà Quảng Cáo Siêu Tốc cung cấp, bạn sẽ nhanh chóng cải thiện được thời gian dừng của người dùng trên website của mình nhé!

Bài viết Dwell time là gì? Cách kiểm tra Dwell Time 2023 được đăng lần đầu bởi Quảng Cáo Siêu Tốc.

#quangcaosieutoc, #votuanhai, #dwelltimelàgì