Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2024

Thị trường ngành kinh doanh các ngành nghề, dịch vụ đang cạnh tranh khốc liệt, nhiều cá nhân, doanh nghiệp phải chật vật tìm kiếm hướng đi hiệu quả cho chiến lược kinh doanh của mình. Trong thời đại kinh tế đang gặp khủng hoảng, khó khăn như hiện tại, thì chiến lược marketing mix - mô hình 9p trong marketing là chiếc chìa khóa vàng giúp doanh nghiệp tăng doanh thu bán hàng - khẳng định vị thế thương hiệu nhanh chóng thành công. 9P bao gồm các yếu tố: Product, Price, Place, Promotion, People, Process, Physical Evidence, Packaging, Positioning. Để hiểu rõ hơn từng P và có định hướng chiến lược marketing đúng đắn, hãy cùng Quảng Cáo Siêu Tốc tìm hiểu ngay bài viết. 

Phân tích mô hình 9p trong marketing

 

1. PRODUCT (CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM)

Product có vai trò vô cùng quan trọng trong mô hình 9P ( Marketing Mix), yếu tố then chốt quyết định đến 90% thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cần tập trung xây dựng chiến lược sản phẩm hiệu quả để đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh vững mạnh và đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh. Khi tạo ra sản phẩm và tung ra thị trường, bạn cần chú ý đến từng giai đoạn của sản phẩm như: 

1.1. Thiết kế sản phẩm

  • • Tính năng: Xác định các tính năng cần thiết và hữu ích cho người dùng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Nên nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để đưa ra điểm khác biệt cho sản phẩm.

  • • Chất lượng: Đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, bền bỉ, hiệu quả và an toàn cho người sử dụng. Nên kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng trước khi tung ra thị trường.

  • • Kiểu dáng: Thiết kế kiểu dáng sản phẩm đẹp mắt, thu hút và phù hợp với thị hiếu người dùng. Nên cập nhật xu hướng thiết kế mới nhất để sản phẩm luôn cạnh tranh.

1.2. Phát triển sản phẩm

  • • Sản phẩm mới: Luôn nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị trường và thu hút khách hàng. Nên theo dõi xu hướng thị trường và công nghệ để đưa ra sản phẩm mới phù hợp.

  • • Đổi mới sản phẩm: Cải tiến sản phẩm hiện có để nâng cao chất lượng, tính năng và đáp ứng nhu cầu người dùng. Nên thu thập phản hồi của khách hàng để cải tiến sản phẩm tốt hơn.

1.4. Chất lượng sản phẩm

  • • Sử dụng nguyên liệu chất lượng cao để sản xuất sản phẩm.

  • • Áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

  • • Kiểm tra chất lượng sản phẩm kỹ lưỡng trước khi tung ra thị trường.

1.4. Độ bền, hiệu quả, độ an toàn

  • • Sản phẩm phải có độ bền cao, sử dụng lâu dài.

  • • Sản phẩm phải hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.

  • • Sản phẩm phải an toàn cho người sử dụng, không gây hại cho sức khỏe và môi trường.

1.5. Nghiên cứu thị trường, cải tiến liên tục

  • • Luôn nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu và xu hướng mới.

  • • Cải tiến sản phẩm liên tục để nâng cao chất lượng, tính năng và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

  • • Thu thập phản hồi của khách hàng để cải tiến sản phẩm tốt hơn.

1.6. Tính năng, kiểu dáng, bao bì phù hợp với thị hiếu

  • • Nghiên cứu thị trường để xác định thị hiếu và nhu cầu của khách hàng.

  • • Thiết kế sản phẩm phù hợp với thị hiếu, sở thích và văn hóa của thị trường mục tiêu.

  • • Sử dụng bao bì đẹp mắt, thu hút và phù hợp với sản phẩm.

Ví dụ minh họa

  • • Apple luôn chú trọng vào thiết kế sản phẩm đẹp mắt, sang trọng và hiệu quả. Nhờ đó, sản phẩm của Apple luôn được khách hàng đón nhận và yêu thích.

  • • Samsung liên tục đổi mới sản phẩm với các tính năng mới và tiên tiến, giúp họ luôn dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh.

Ví dụ: chiến lược sản phẩm product trong 9p

2. 9P TRONG MARKETING - PRICE (CHIẾN LƯỢC GIÁ)

Giá cả đóng vai trò then chốt trong chiến lược Marketing, là "chìa khóa" mở ra cánh cửa thành công cho doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng của yếu tố này, bài viết sẽ phân tích chiến lược giá chi tiết, cung cấp cho bạn những kiến thức và bí quyết để chinh phục thị trường mục tiêu.

2.1. Mức giá - Nắm bắt tâm lý khách hàng

  • • Giá hớt váng: Chiến lược giá cho sản phẩm mới, độc đáo, thu hút những khách hàng sẵn sàng chi trả cao để sở hữu sản phẩm có chất lượng vượt trội.

Ví dụ: Điển hình nhất là iPhone mới ra mắt, thu hút lượng lớn người dùng sẵn sàng xếp hàng dài để sở hữu mặc dù mức giá cực kỳ cao, nhưng người vẫn chấp nhận chi trả để sở hữu một chiếc điện thoại đời mới, cao cấp, sang trọng.

  • • Giá xâm nhập: Mũi tên "thâm nhập" thị trường mới, thu hút khách hàng thử nghiệm sản phẩm với mức giá thấp. 

Ví dụ: Các nhà mạng áp dụng sim điện thoại giá rẻ để thu hút lượng lớn người dùng mới, tạo nền tảng cho các dịch vụ khác.

  • • Giá cạnh tranh: "Cân bằng" giữa lợi nhuận và khả năng tiếp cận khách hàng. Doanh nghiệp phải tham khảo giá đối thủ, xác định chi phí và mục tiêu để đưa ra mức giá cạnh tranh, thu hút khách hàng. 

Ví dụ: TH True Milk Organic Step 3 (900g) có giá khoảng 780.000 VNĐ, dành cho trẻ từ 1-3 tuổi, PediaSure BA Step 3 (900g) Vinamilk có giá khoảng 730.000 VNĐ, dành cho trẻ từ 1-3 tuổi.

2.2. Điều kiện thanh toán - Đa dạng hóa lựa chọn

  • • Trả ngay: Khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh, giảm chi phí cho doanh nghiệp và mang đến lợi ích cho khách hàng như chiết khấu 5% cho thanh toán trực tiếp.

  • • Trả góp: Mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng cho sản phẩm giá trị cao. 

  • • Tín dụng: Cung cấp dịch vụ thanh toán sau, thu hút khách hàng doanh nghiệp. Ví dụ, nhà cung cấp nguyên vật liệu cho phép các doanh nghiệp thanh toán sau 30 ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.

Ví dụ minh họa

Các cửa hàng điện máy như: Điện Máy Xanh, Siêu Thị Nguyễn Kim,... cho phép trả góp 0% lãi suất cho điện thoại, giúp khách hàng dễ dàng sở hữu sản phẩm mong muốn.

2.3. Chiến lược định giá - Tối ưu hóa lợi nhuận

Giá bán lẻ, chiết khấu, khuyến mại: Phù hợp với từng phân khúc thị trường, hình thức kích thích mua sắm hiệu quả, giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mới nhanh chóng, tăng doanh số bán hàng và quảng bá thương hiệu. Các hình thức khuyến mại phổ biến bao gồm giảm giá, tặng quà, tặng voucher,...

Ví dụ minh họa: Các thương hiệu thời trang cao cấp có thể áp dụng chương trình chiết khấu cao cho khách hàng VIP, Gucci chiết khấu 20% cho khách hàng VIP Gold, 30% cho khách hàng VIP Platinum.

2.4. Phương thức định giá

  • • Định giá theo chi phí: Đảm bảo lợi nhuận tối thiểu cho doanh nghiệp.Định giá theo đối thủ: Tham khảo giá đối thủ để đưa ra mức giá cạnh tranh, thu hút khách hàng.

  • • Định giá theo giá trị: Căn cứ vào giá trị sản phẩm mang lại cho khách hàng, tập trung vào lợi ích và trải nghiệm mà sản phẩm mang lại.

Ví dụ minh họa

Các nhà sản xuất cần tính toán chi phí sản xuất, bao gồm nguyên vật liệu, nhân công, marketing,... để đưa ra mức giá phù hợp.

2.5. Điều chỉnh giá và Giá thay đổi

  • • Giá thay đổi theo mùa vụ: Áp dụng cho sản phẩm có nhu cầu biến động theo mùa. Ví dụ, các khu du lịch biển thường tăng giá vào mùa cao điểm du lịch và giảm giá vào mùa thấp điểm.

  • • Điều chỉnh giá theo điều kiện thị trường: Doanh nghiệp cần linh hoạt điều chỉnh giá để phù hợp với biến động của thị trường như cạnh tranh gay gắt, thay đổi về giá nguyên vật liệu,...

Ví dụ chiến lược giá trong 9p marketing

3. PLACE (CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI)

Lựa chọn hệ thống phân phối phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • • Loại sản phẩm: Sản phẩm tiêu dùng nhanh thường được phân phối qua kênh bán lẻ, trong khi sản phẩm công nghiệp thường được phân phối qua kênh bán sỉ.

  • • Thị trường mục tiêu: Nếu thị trường mục tiêu là người tiêu dùng cuối cùng, kênh bán lẻ là lựa chọn phù hợp. Nếu thị trường mục tiêu là các nhà bán lẻ, kênh bán sỉ là lựa chọn phù hợp.

  • • Mục tiêu bán hàng: Nếu mục tiêu bán hàng là thâm nhập thị trường nhanh chóng, kênh phân phối đại trà là lựa chọn phù hợp. Nếu mục tiêu bán hàng là kiểm soát giá cả và hình ảnh thương hiệu, kênh phân phối độc quyền là lựa chọn phù hợp.

Vì thế, bạn cần nắm rõ những điều cơ bản về kênh phối để có thể chọn lọc, lên chiến lược phân phối phù hợp với mục tiêu kinh doanh, ngành nghề,....

3.1. Chọn kênh phân phối phù hợp

  • • Bán lẻ: Phân phối sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng như cửa hàng bán lẻ, siêu thị, đại lý,...

  • • Bán sỉ: Phân phối sản phẩm số lượng lớn cho các nhà bán lẻ hoặc nhà phân phối khác như: công ty phân phối, nhà bán buôn,...

  • • Trực tuyến: Phân phối sản phẩm thông qua internet như website thương mại điện tử, mạng xã hội,...

3.2. Hình thức bán hàng

  • • Bán hàng trực tiếp: Bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng mà không thông qua trung gian, bán trên: cửa hàng bán lẻ, website thương mại điện tử,...

  • • Bán qua trung gian: Bán sản phẩm thông qua trung gian như nhà phân phối, đại lý qua công ty phân phối, nhà bán buôn.

  • • Thương mại điện tử: Bán sản phẩm trực tuyến thông qua internet như website thương mại điện tử, mạng xã hội, sàn TMĐT,....

3.3. Loại hình phân phối

  • • Phân phối độc quyền: Chỉ một nhà phân phối duy nhất được phép bán sản phẩm trong một khu vực nhất định như Apple, Nike,...

  • • Phân phối chọn lọc: Một số nhà phân phối được chọn lọc được phép bán sản phẩm trong một khu vực nhất định như Coca-Cola, Samsung,...

  • • Phân phối đại trà: Bất kỳ nhà phân phối nào cũng có thể bán sản phẩm như nước suối, mì gói,...

Ngoài các yếu tố trên, bạn cần chú ý đến các yếu tố khác như độ bao phủ thị trường của ngành, quản lý kho bãi, vị trí, diện tích, phương thức lưu trữ hàng hóa, kho bãi vận chuyển một cách chu đáo để đảm bảo quy trình phân phối sản phẩm đến khách hàng toàn diện hơn. 

Mô hình 9p trong phân phối

4. PROMOTION (CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ)

Promotion là yếu tố kim chỉ nam trong 9P, giúp quảng bá xây dựng thương hiệu tiếp cận khách hàng nhanh chóng. Chiến lược chiêu thị hiệu quả là sự kết hợp hài hòa giữa các phương thức quảng cáo, xúc tiến thương mại và quan hệ công chúng. Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu, ngân sách và đối tượng mục tiêu để lựa chọn chiến lược phù hợp nhất.

4.1. Quảng cáo

Thu hút sự chú ý, tạo nhận thức về thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ. Bạn có thể triển khai các hình thức  sau:

  • • Truyền hình: Quảng cáo TVC, phim ngắn, tài trợ chương trình.

  • • Báo chí: Quảng cáo trên báo, tạp chí, website tin tức.

  • • Internet: Quảng cáo banner, video, pop-up, native ads.

Quảng cáo  giúp tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng, tăng độ nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên Chi phí cao, hiệu quả khó đo lường nên doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng. 

4.2  Xúc tiến thương mại

Kích thích mua hàng, tăng doanh số bán hàng, Tăng doanh số bán hàng nhanh chóng, thu hút khách hàng mới, một số hình thức cho bạn triển khai chính là:

  • • Khuyến mại: Mua 1 tặng 1, giảm giá, tặng quà, tích điểm đổi quà.

  • • Giảm giá: Giảm giá trực tiếp trên sản phẩm, voucher giảm giá.

  • • Triển lãm: Tham gia hội chợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ.

Tuy nhiên, mặt hạn chế của nó chính là: ảnh hưởng đến lợi nhuận, có thể tạo tâm lý "hàng rẻ", không chất lượng. 

4.3. Quan hệ công chúng (PR)

PR xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín, tạo dựng niềm tin với khách hàng, Tăng độ tin cậy của thương hiệu. Các hình thức được triển khai là:

  • • Báo chí: Thông cáo báo chí, bài viết PR, phỏng vấn.

  • • Sự kiện: Tổ chức hội thảo, workshop, sự kiện ra mắt sản phẩm.

  • • Tài trợ: Tài trợ cho các hoạt động xã hội, thể thao, văn hóa.

Mặc hạn chế của PR là: Hiệu quả chậm, khó đo lường.

Lưu ý:  Lựa chọn chiến lược chiêu thị phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • • Mục tiêu chiến dịch: Tăng nhận thức, kích thích mua hàng, hay xây dựng hình ảnh thương hiệu.

  • • Ngân sách: Chi phí cho từng chiến lược khác nhau.

  • • Đối tượng mục tiêu: Khách hàng tiềm năng là ai, họ thường sử dụng kênh truyền thông nào.

Bạn cần tìm hiểu thật kỹ để mang lại hiệu doanh số và độ phủ thương hiệu mạnh mẽ cho doanh nghiệp của mình nhé!

Chiến lược chiêu thị trong mô hình 9p marketing

5. PEOPLE (CHIẾN LƯỢC CON NGƯỜI)

Chú trọng đầu tư vào yếu tố "People" -  trong chiến lược 9P là một quyết định sáng suốt giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh và gặt hái thành công trên thị trường. Một số yếu tố giữ vị trí quan trọng là:

Xây dựng đội ngũ bán hàng 

  • • Nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị là trái tim của mọi chiến lược marketing hiệu quả. Nắm bắt được tầm quan trọng của yếu tố "People" trong mô hình 9P, doanh nghiệp sẽ tạo dựng được nền tảng vững chắc để bứt phá trên thị trường.

  • • Kỹ năng, thái độ và kiến thức sản phẩm là ba yếu tố cốt lõi tạo nên thành công của đội ngũ bán hàng. Nhân viên được đào tạo bài bản về kỹ năng bán hàng, am hiểu sản phẩm và luôn giữ thái độ chuyên nghiệp sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp với khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng.

Đào tạo và tuyển dụng nhân sự

  • • Đội ngũ nhân sự đa dạng và năng động là nguồn tài sản quý giá của doanh nghiệp. Việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

  • • Đào tạo nhân sự là chìa khóa để nâng cao kỹ năng, kiến thức và thái độ của nhân viên. Các chương trình đào tạo bài bản về kiến thức sản phẩm, kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp và văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Dịch vụ khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân khách hàng. Hỗ trợ trước bán hàng chu đáo và hỗ trợ sau bán hàng tận tâm sẽ giúp khách hàng cảm nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp, từ đó xây dựng lòng tin và sự gắn kết lâu dài.

Hỗ trợ trước bán hàng chu đáo

  • • Cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm/dịch vụ: website, brochure, chatbot, tư vấn trực tiếp...

  • • Giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác và chuyên nghiệp.

  • • Tạo dựng niềm tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

Hỗ trợ sau bán hàng tận tâm

  • • Cung cấp các dịch vụ bảo hành, bảo trì theo cam kết.

  • • Giải quyết các khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả và thiện chí.

  • • Chương trình tri ân, ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

  • • Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng tạo nên sự đồng lòng và gắn kết giữa các nhân viên. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi rõ ràng sẽ định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời tạo động lực cho nhân viên cống hiến hết mình.

  • • Tạo động lực, tinh thần đồng đội và trách nhiệm là những yếu tố quan trọng góp phần xây dựng một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Doanh nghiệp cần quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân viên, tạo điều kiện cho họ phát triển năng lực và khẳng định bản thân.

Chiến lược Con người (People)

6. PROCESS(CHIẾN LƯỢC QUY TRÌNH)

Process đóng vai trò then chốt trong chiến lược mô hình 9p,, là nền tảng cho mọi hoạt động marketing hiệu quả. Quảng Cáo Siêu Tốc sẽ phân tích tầm quan trọng của Process qua các khía cạnh sau:

6.1. Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

  • • Quy trình bán hàng được thiết kế khoa học, từ tiếp cận, tư vấn, chốt đơn hàng đến hậu mãi, giúp khách hàng trải nghiệm mượt mà, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và thu hút khách hàng quay lại. 

  • • Quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tiếp nhận yêu cầu nhanh chóng, giải quyết vấn đề hiệu quả và theo dõi phản hồi sát sao, tạo dựng lòng tin và sự gắn kết với khách hàng.

  • • Sử dụng công nghệ như tích hợp công nghệ AI, chatbot,... để nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng. Đo lường và đánh giá: Theo dõi các chỉ số liên quan đến trải nghiệm khách hàng để có điều chỉnh phù hợp.

6.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động

  • • Quy trình phát triển sản phẩm bài bản, từ nghiên cứu thị trường, lên ý tưởng, sản xuất thử nghiệm đến ra mắt, giúp tối ưu hóa thời gian và nguồn lực, đảm bảo sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.

  • • Việc áp dụng quy trình khoa học giúp hệ thống hoạt động trơn tru, đồng bộ, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu quả chung.

7. PHYSICAL EVIDENCE (BẰNG CHỨNG HỮU HÌNH)

Physical Evidence đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh thu. Doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư vào thiết kế cửa hàng, đồng phục nhân viên và các tài liệu quảng cáo để tạo dựng những điểm chạm ấn tượng và thu hút khách hàng.

7.1. Thiết kế cửa hàng

  • • Tạo ấn tượng ban đầu: Không gian, màu sắc và bố trí sản phẩm cần được thiết kế hài hòa, thu hút ánh nhìn và tạo ấn tượng tốt đẹp ban đầu cho khách hàng.

  • • Thể hiện bản sắc thương hiệu: Thiết kế cửa hàng cần thể hiện được bản sắc và giá trị cốt lõi của thương hiệu, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và ghi nhớ.

  • • Tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm: Bố trí sản phẩm khoa học, dễ dàng di chuyển và tìm kiếm sẽ giúp khách hàng có trải nghiệm mua sắm thoải mái và tiện lợi.

7.2. Đồng phục nhân viên

  • • Thể hiện sự chuyên nghiệp: Thiết kế đồng phục chuyên nghiệp, phù hợp thương hiệu sẽ góp phần tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và đáng tin cậy cho doanh nghiệp.

  • • Gây ấn tượng và thu hút khách hàng: Đồng phục ấn tượng, bắt mắt sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo ấn tượng tốt đẹp về thương hiệu.

  • • Thể hiện văn hóa doanh nghiệp: Đồng phục cũng là cách để thể hiện văn hóa doanh nghiệp, tạo sự đồng nhất và gắn kết giữa các nhân viên.

7.3. Brochure, website, catalogue giới thiệu sản phẩm

  • • Cung cấp thông tin chi tiết: Brochure, website, catalogue là những kênh hiệu quả để cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng.

  • • Tăng độ tin cậy: Website và catalogue được thiết kế đẹp mắt, nội dung đầy đủ và chuyên nghiệp sẽ giúp tăng độ tin cậy cho thương hiệu.

  • • Tiếp cận khách hàng tiềm năng: Website và brochure là công cụ hữu ích để tiếp cận khách hàng tiềm năng và thu hút họ đến với doanh nghiệp.

Ví dụ minh họa

Physical Evidence của cà phê Trung Nguyên

Thiết kế cửa hàng

  • • Phong cách hiện đại, sang trọng, lấy cảm hứng từ văn hóa cà phê Việt Nam.

  • • Sử dụng gam màu nâu, đỏ chủ đạo, tạo cảm giác ấm áp và gần gũi.

  • • Bố trí không gian hợp lý, tạo sự thoải mái cho khách hàng.

  • • Trang trí với các hình ảnh, biểu tượng liên quan đến cà phê và thương hiệu Trung Nguyên Legend.

Đồng phục nhân viên

  • • Thiết kế lịch sự, chuyên nghiệp, mang đậm dấu ấn thương hiệu.

  • • Sử dụng gam màu nâu, đỏ chủ đạo, đồng bộ với thiết kế cửa hàng.

  • • Logo Trung Nguyên Legend được thêu hoặc in trên đồng phục.

Brochure, website, catalogue giới thiệu sản phẩm

  • • Nội dung được trình bày khoa học, dễ hiểu, với hình ảnh minh họa đẹp mắt.

  • • Giới thiệu đầy đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ của Trung Nguyên Legend.

  • • Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.

Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình)

8. PACKAGING (CHIẾN LƯỢC BAO BÌ)

Bao bì đóng vai trò thiết yếu trong chiến lược 9P, góp phần tạo dựng thành công cho thương hiệu. Nó không chỉ đơn thuần là lớp vỏ bảo vệ sản phẩm mà còn là công cụ truyền thông hiệu quả, thể hiện giá trị sản phẩm và thu hút khách hàng.

8.1. Thiết kế bao bì

  • • Kiểu dáng: Bao bì, màu sắc, cần thu hút, phù hợp với sản phẩm và thị hiếu khách hàng. Ví dụ: chai nước có thiết kế thon gọn, dễ cầm nắm; hộp quà tặng có thiết kế sang trọng, bắt mắt.

  • • Chất liệu: Bao bì cần đảm bảo bảo vệ sản phẩm, thể hiện đẳng cấp thương hiệu và thân thiện với môi trường. Ví dụ: thực phẩm sử dụng bao bì an toàn, dễ phân hủy; sản phẩm cao cấp sử dụng bao bì cao cấp như gỗ, kim loại.

  • • Màu sắc: Màu sắc bao bì cần bắt mắt, tạo ấn tượng và phù hợp với thương hiệu. Ví dụ: sản phẩm dành cho trẻ em sử dụng màu sắc tươi sáng; sản phẩm cao cấp sử dụng màu sắc sang trọng.

  • • Thông tin sản phẩm: Bao bì cần cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm như thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng, thông tin liên hệ nhà sản xuất.

8.2. Đảm bảo đúng Chức năng bao bì

  • • Bảo vệ sản phẩm: Bao bì cần đảm bảo bảo vệ sản phẩm khỏi hư hỏng trong quá trình vận chuyển, lưu trữ và sử dụng.

  • • Đảm bảo an toàn: Bao bì cần an toàn cho người sử dụng, không chứa chất độc hại và chống hư hỏng trong vận chuyển.

  • • Tính tiện dụng: Bao bì cần dễ dàng mở, sử dụng và bảo quản.

Ví dụ minh họa

  • • Coca-Cola sử dụng chai thủy tinh với kiểu dáng độc đáo, màu đỏ đặc trưng và logo nổi bật, tạo nên sự nhận diện thương hiệu mạnh mẽ.

  • • Apple sử dụng hộp đựng sản phẩm cao cấp, thiết kế tối giản và sang trọng, thể hiện đẳng cấp của thương hiệu. 

Ví dụ chiến lược Packaging

9. POSITIONING (CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ )

Chiến lược định vị đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng thương hiệu thành công. Nó giúp doanh nghiệp xác định vị trí độc đáo của hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng, tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

9.1. Xác định vị thế thương hiệu

  • • Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh để xác định điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu.

  • • Xác định nhóm khách hàng mục tiêu và nhu cầu của họ.

  • • Xác định giá trị cốt lõi và hình ảnh thương hiệu mong muốn.

9.2. Chiến lược truyền thông định vị

  • • Xây dựng thông điệp, slogan truyền thông phù hợp với vị thế thương hiệu và nhu cầu khách hàng.

  • • Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp để tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả.

  • • Tạo dựng nội dung sáng tạo và thu hút để tăng nhận thức về thương hiệu.

9.3. Theo dõi và điều chỉnh định vị

  • • Thường xuyên theo dõi phản hồi của thị trường và xu hướng tiêu dùng.

  • • Đánh giá hiệu quả chiến lược định vị và điều chỉnh khi cần thiết.

  • • Cập nhật thông điệp và hình ảnh thương hiệu để phù hợp với thị hiếu khách hàng.

Ví dụ minh họa

Thương hiệu Nike định vị mình là thương hiệu thể thao hàng đầu thế giới, chuyên cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho vận động viên chuyên nghiệp và người tập luyện thể thao. Chiến lược truyền thông của Nike tập trung vào các thông điệp về sự nỗ lực, vượt qua giới hạn và chiến thắng.

Chiến lược định vị trong 9p marketing hiệu quả

KẾT LUẬN

Mô hình 9P là công cụ marketing hiệu quả, giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược toàn diện để tiếp cận khách hàng mục tiêu nhanh chóng, tạo dựng thương hiệu và tăng doanh thu bền vững. 9P marketing (Product, Price, Place, Promotion, People, Process, Physical Evidence, Packaging, Positioning) kim chỉ nam giúp bạn chinh phục mọi thị trường kinh doanh tiềm năng dễ dàng nhanh chóng trong hiện tại và tương lai. 

Bài viết Mô hình 9P trong marketing - Bí quyết CHIẾM LĨNH thị trường được đăng lần đầu bởi Quảng Cáo Siêu Tốc.

#quangcaosieutoc, #votuanhai, #9Ptrongmarketing