Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2024

Marketing là tập hợp các hoạt động hướng đến mục tiêu kết nối, xây dựng mối quan hệ lâu dài bền vững với khách hàng, chứ không đơn thuần chỉ quảng cáo để bán hàng. Một chiến dịch marketing thành công, hiệu quả giúp nâng tầm vị thế doanh nghiệp trong ngành. Để hiểu rõ hoạt động marketing là gì, đọc ngay bài viết dưới đây của Quảng Cáo Siêu Tốc.

Tổng hợp kiến thức marketing là gì

MARKETING LÀ GÌ?

“Marketing là hoạt động, tập hợp các tổ chức và quy trình để tạo ra, truyền thông, phân phối và trao đổi các sản phẩm/dịch vụ có giá trị cho khách hàng, đối tác và toàn xã hội” (Theo American Marketing Association - Hiệp hội Tiếp thị Hoa kỳ).

“Marketing là nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu đề đem lại lợi nhuận tối ưu của doanh nghiệp”. (Theo Philip Kotler - Cha đẻ ngành Marketing hiện đại)

Hai khái niệm marketing trên đều nhấn mạnh tiếp thị không đơn thuần là việc bán hàng, mà còn là hành trình thấu hiểu nhu cầu khách hàng, tạo giá trị hữu ích cho người tiêu dùng và cả doanh nghiệp.

Mục tiêu của marketing là thu hút, chuyển đổi khách hàng tiềm năng, tăng doanh số bán hàng từ các thông điệp hữu ích, mang tính giáo dục.

Marketing là gì

VAI TRÒ MARKETING ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Hoạt động tiếp thị mang đến nhiều giá trị hữu ích cho doanh nghiệp trong hành trình phát triển thương hiệu, nâng tầm vị thế.

1. Chia sẻ kiến thức hữu ích cho khách hàng

Hoạt động marketing cung cấp cho khách hàng các thông tin liên quan sản phẩm, dịch vụ gồm tính năng, lợi ích, giá cả, dịch vụ bảo hành, chương trình khuyến mãi,...

Để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, doanh nghiệp nên chia sẻ nội dung có giá trị, thỏa mãn nhu cầu mong muốn của họ.

2. Nâng cao lợi thế cạnh tranh

Digital Marketing giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả với chi phí tối ưu. Doanh nghiệp dễ dàng tương tác, giải quyết thắc mắc nhanh chóng qua các nền tảng như Facebook, Instagram, Website,...Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường nhờ sở hữu quy trình chăm sóc khách hàng tốt, hoàn thiện.

3. Duy trì mối quan hệ gắn bó bền vững với khách hàng

Marketing hỗ trợ doanh nghiệp nuôi dưỡng mối quan hệ thân thiết với khách hàng qua việc thường xuyên tương tác, giải đáp các vấn đề họ lo ngại.

Đồng thời, hoạt động tiếp thị giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm dịch vụ từ các bài viết, video, TVC quảng cáo. Do đó, nhà tiếp thị cần đặc biệt quan tâm chất lượng content marketing trước khi đăng tải trên các kênh truyền thông.

4. Linh hoạt trong việc tiếp cận, tương tác khách hàng

Trong thời đại kỹ thuật số phát triển bùng nổ như hiện nay, marketing giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp, chương trình ưu đãi, thông tin sản phẩm dịch vụ một cách nhanh chóng đến đối tượng mục tiêu qua nhiều nền tảng khác nhau.

Marketing hiện đại giúp doanh nghiệp tiếp cận, tương tác với đối tượng tiềm năng một cách linh hoạt, đáp ứng nguyện vọng kịp thời.

5. Tăng doanh số bán hàng

Qua việc phân tích nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể xác định đối tượng mục tiêu của chiến lược marketing. Từ đó, xây dựng phát triển hoạt động quảng bá phù hợp với khách hàng tiềm năng.

Tiếp cận đúng nhóm đối tượng tiềm năng là chìa khóa thúc đẩy doanh số bán hàng, tăng trưởng kết quả kinh doanh.

6. Xây dựng thương hiệu

Marketing giúp nâng cao nhận thức người tiêu dùng về thương hiệu. Đồng thời, góp phần tạo dấu ấn riêng biệt trong tâm trí họ bằng trải nghiệm độc đáo, mới lạ thông qua dịch vụ chăm sóc khách hàng, chương trình khuyến mãi.;

Tăng nhận thức thương hiệu là mục tiêu marketing nhiều doanh nghiệp hướng đến. Hình ảnh thương hiệu tích cực sẽ để lại ấn tượng tốt trong mắt khách hàng.;

7. Phát triển hoạt động kinh doanh

Chiến lược marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường, nâng cao nhận diện thương hiệu, thúc đẩy doanh số bán hàng. Từ đó, kích thích hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ.

Marketing giúp phát triển hoạt động kinh doanh

THAM KHẢO THÊM

1. Phòng marketing thuê ngoài hiệu quả

2. Dịch vụ marketing online chuyên nghiệp

3. Dịch vụ content marketing trọn gói

4. Dịch vụ tư vấn chiến lược marketing

GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH MARKETING

Marketing xuất hiện từ lâu, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, nâng cấp.

1. Marketing 1.0: Sản phẩm là trung tâm

Marketing 1.0 tồn tại trong những năm 1900 - 1950. Thời kỳ này, doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào sản xuất, ít quan tâm đến nhu cầu khách hàng. Sản xuất hàng hóa chất lượng và đảm bảo số lượng sẵn có đủ đáp ứng cho thị trường là mục tiêu chung.

Doanh nghiệp sử dụng các kênh tiếp thị truyền thống như báo chí, radio, quảng cáo trên tivi để thu hút khách hàng tiềm năng.

2. Marketing 2.0: Khách hàng là trung tâm

Marketing 2.0 phát triển mạnh vào khoảng năm 1950 - 1970. Hoạt động marketing trong giai đoạn này đánh dấu bước thay đổi đáng kể khi hướng đến việc đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng.

Doanh nghiệp bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, nỗ lực tạo dựng mối quan hệ gắn kết, tăng cường tương tác với khách hàng. Đồng thời phát triển thêm các kênh marketing mới như marketing trực tiếp, telemarketing.

3. Marketing 3.0: Tập trung vào giá trị

Marketing 3.0 xuất hiện vào những năm 1990, nhấn mạnh vai trò của giá trị, đạo đức, trách nhiệm xã hội trong các hoạt động tiếp thị. Kỷ nguyên marketing khuyến khích tạo dựng hình ảnh thương hiệu với giá trị cốt lõi và tầm nhìn sâu sắc.

Doanh nghiệp tập trung xây dựng thương hiệu bền vững, mang đến giá trị hữu ích cho khách hàng và cộng đồng. Chẳng hạn như phát triển sản phẩm hữu cơ, đóng góp từ thiện,...

4. Marketing 4.0: Trải nghiệm

Marketing 4.0 tạo trải nghiệm khách hàng toàn diện, cá nhân hóa cao độ thông qua tương tác trực tiếp và công nghệ.

Năm 2010 - 2020 là thời kỳ phát triển thịnh vượng, mạnh mẽ của marketing 4.0. Đây là kỷ nguyên tiếp thị mang đến cách tiếp cận mới trong việc xây dựng quan hệ với khách hàng ở thời đại kỹ thuật số.

5. Marketing 5.0: Con người & AI

Marketing 5.0 là bước chuyển đổi lớn của ngành tiếp thị, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, VR, AR để tạo trải nghiệm siêu cá nhân hóa cho con người.

Marketing 5.0 hướng đến tạo dựng mối quan hệ sâu sắc và bền vững với khách hàng, đồng thời giải quyết nhiều vấn đề xã hội.

Giai đoạn phát triển của ngành Marketing

CÁC LOẠI HÌNH MARKETING PHỔ BIẾN

Hiện nay, có 2 loại hình tiếp thị gồm marketing truyền thống và marketing kỹ thuật số (Digital Marketing).

1. Marketing truyền thống

Marketing truyền thống có 6 hình thức phổ biến:

  • • Quảng cáo truyền thống: Tận dụng sức mạnh của các kênh truyền thông đại chúng như tivi, radio, báo chí, tạp chí, bảng quảng cáo ngoài trời để thu hút sự quan tâm chú ý của đối tượng mục tiêu.

  • • PR truyền thống: Định hình nâng cao nhận thức công chúng, xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực qua các phương tiện truyền thông uy tín như báo chí.

  • • Khuyến mãi: Tung chương trình giảm giá, khuyến mãi, tích điểm tặng quà nhằm kích thích khách hàng mua sắm.

  • • Event Marketing: Tạo trải nghiệm trực tiếp, tăng tương tác với khách hàng thông qua các sự kiện như hội chợ, triển lãm, hội thảo.

  • • Print Marketing: Sử dụng các ấn phẩm in ấn như tờ rơi, brochure (pamphlet), catalogue để truyền tải thông điệp, hình ảnh thương hiệu.

  • • Telemarketing: Liên hệ khách hàng tiềm năng qua điện thoại để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, giải đáp thắc mắc, đặt lịch hẹn, gửi lời nhắc và thu thập phản hồi.

2. Digital Marketing

Các kênh marketing kỹ thuật số thông dụng:

  • • Quảng cáo trực tuyến: Truyền tải thông điệp đến khách hàng tiềm năng qua các nền tảng như Google Ads, Facebook Ads, TikTok Ads, Youtube Ads,...

  • • SEO (Search Engine Optimization): Tối ưu hóa website nhằm cải thiện thứ hạng xuất hiện khi người dùng tìm kiếm trên Google, Bing, Cốc Cốc thông qua việc nghiên cứu, phân tích từ khóa, tối ưu onpage, offpage, tối ưu trang đích, backlink,...

  • • Content Marketing: Truyền thông bằng cách chia sẻ nội dung hữu ích, thú vị, độc đáo, mới lại nhằm thu hút sự quan tâm, tương tác khách hàng.

  • • Social Marketing: Tăng nhận diện thương hiệu, tiếp cận đối tượng mục tiêu qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,...

  • • Video Marketing: Sản xuất video với nội dung quảng cáo, hướng dẫn, giới thiệu sản phẩm để thu hút và thúc đẩy hành động đối tượng mục tiêu.

  • • Brand Marketing: Tập trung vào việc xây dựng nhận thức tổng thể về thương hiệu trong tâm trí khách hàng từ giá trị cốt lõi, thông điệp đến trải nghiệm.

  • • Email Marketing: Quảng bá, cập nhật thông tin sản phẩm, chương trình ưu đãi, khuyến mãi đến khách hàng qua email, thu hút, duy trì tương tác, xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng hiện tại và khách hàng mới.

  • • Influencer Marketing: Tận dụng sức ảnh hưởng của KOLs/KOCs, người nổi tiếng để tiếp cận, nâng cao nhận diện thương hiệu đến đối tượng tiềm năng.

  • • Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết): Hình thức tiếp thị qua các kênh phân phối online. Đối tác liên kết sẽ nhận được hoa hồng khi khách hàng mua sản phẩm dịch vụ họ giới thiệu.

  • • Webinars: Tổ chức sự kiện, hội thảo trực tuyến để giới thiệu, cung cấp thông tin sản phẩm qua Zoom, Google Meet, Microsoft Team.

  • • PR hiện đại: Sử dụng mạng xã hội, báo điện tử để xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực, trách nhiệm với xã hội.

Marketing truyền thống (Traditional Marketing) và Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing)

MARKETING LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC GÌ?

Marketing là chiến lược quan trọng của doanh nghiệp với mục tiêu quảng bá sản phẩm dịch vụ, tăng nhận diện thương hiệu đến đối tượng tiềm năng. Phòng ban marketing có 5 nhiệm vụ chính.

1. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường giúp nhà tiếp thị hiểu rõ bối cảnh, tình hình môi trường kinh doanh, đối thủ. Đồng thời, nắm bắt nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu. Từ đó, đưa ra những kế hoạch phù hợp. Nhiệm vụ này gồm các công việc:

  • • Phân tích SWOT: Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, xác định vị thế doanh nghiệp trên thị trường. 

  • • Phân tích khách hàng: Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu cụ thể, chi tiết, tìm hiểu nhu cầu, mong muốn qua khảo sát, phỏng vấn.

  • • Nghiên cứu đối thủ: Xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, tiềm ẩn và đánh giá hoạt động truyền thông, sản phẩm, giá cả, kênh phân phối của họ.

  • • Khám phá xu hướng: Theo dõi, cập nhật tin tức mới nhất liên quan đến người tiêu dùng, công nghệ,...

2. Phân khúc, nhắm mục tiêu và định vị

Sau khi nghiên cứu, marketer sẽ phân khúc thị trường thành các nhóm nhỏ và chọn một hoặc một số ngách để nhắm mục tiêu. Công việc cụ thể như sau:

  • • Phân khúc: Chia thị trường thành các nhóm nhỏ dựa vào các tiêu chí như địa lý, nhân khẩu học, sở thích, thói quen, tâm lý.

  • • Lựa chọn thị trường mục tiêu: Căn cứ nguồn lực, mục tiêu để nhận định tiềm năng, mức độ phù hợp.

  • • Định vị thương hiệu: Xác định điểm khác biệt (USP), lợi thế cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ nhằm xây dựng thông điệp, hình ảnh thương hiệu thống nhất, độc đáo.

3. Lập kế hoạch

Kế hoạch marketing đóng vai trò như bản đồ định hướng doanh nghiệp đạt đến mục tiêu mong muốn. Để lập kế hoạch hiệu quả, nhà tiếp thị cần thực hiện: 

  • • Xác định mục tiêu marketing: Thiết lập theo mô hình SMART gồm các tiêu chí cụ thể, có thể đo lường, tính khả thi cao, liên quan phù hợp và thời gian xác định. 

  • • Xây dựng chiến lược marketing: Chọn công cụ marketing mix (4P, 7P, 8P,...) phù hợp với mục tiêu, đối tượng khách hàng, lĩnh vực hoạt động. 

  • • Tính toán ngân sách: Xác định chi phí cho từng hoạt động cụ thể như quảng cáo, tài trợ, sự kiện,...

  • • Xây dựng chiến thuật: Lập kế hoạch lịch trình chi tiết cho từng giai đoạn, hoạt động, phân bổ nhiệm vụ phù hợp cho từng nhân sự, đặt KPIs đo lường đánh giá.

4. Thực thi

Nhiệm vụ tiếp theo của marketer là tiến hành các hoạt động đã định sẵn để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. 

  • • Xây dựng nội dung cho bài viết, video, infographic, ebook.

  • • Triển khai chiến dịch quảng cáo trên các kênh truyền thông đã chọn.

  • • Tổ chức hội thảo, tham gia các hoạt động cộng đồng.

  • • Thực hiện các chương trình như ưu đãi giảm giá, tặng quà, khách hàng thân thiết.

  • • Quản lý các kênh truyền thông, tương tác, hỗ trợ khách hàng.

  • • Xây dựng cộng đồng thương hiệu trên mạng xã hội.

5. Giám sát & Điều chỉnh

Theo dõi chiến lược marketing giúp nhà tiếp thị đảm bảo mọi hoạt động diễn ra thuận lợi, nhất quán. Quá trình kiểm soát gồm:

  • • Thu thập dữ liệu: Sử dụng công cụ đo lường website, mạng xã hội, email marketing, tổng hợp đóng góp phản hồi khách hàng từ việc khảo sát.

  • • Phân tích dữ liệu: Đánh giá chiến lược thông qua lượt truy cập, tỷ lệ chuyển đổi, tương tác, doanh thu,...

  • • Đánh giá kết quả: Dựa vào KPIs đạt được xác định các hoạt động hiệu quả và không hiệu quả.

  • • Điều chỉnh: Tối ưu hóa hoạt động chưa tốt nhằm đạt mục tiêu đúng kế hoạch.

Phòng ban marketing làm những công việc gì

CÔNG CỤ LẬP KẾ HOẠCH MARKETING

Một số công cụ lập kế hoạch marketing phổ biến, được nhiều doanh nghiệp sử dụng

  • • Mô hình 4P: Phân tích 4 yếu tố gồm Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotion (Xúc tiến), giúp doanh nghiệp có góc nhìn tổng quan về các khía cạnh nền tảng, quan trọng trong marketing và đưa ra quyết định phù hợp.

  • • Mô hình 7P: Phát triển từ mô hình 4P, mở rộng thêm 3 yếu tố liên quan đến dịch vụ là People (Con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (Bằng chứng hữu ích). Công cụ này giúp đánh giá toàn diện về dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn.

  • • Mô hình 8P: Bổ sung thêm nhân tố Performance (Hiệu suất) vào mô hình 7P marketing mix, nhấn mạnh vai trò của việc cải thiện năng suất hoạt động để giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

  • • Mô hình 4C: Đặt khách hàng làm trung tâm, phân tích các yếu tố Customer (Khách hàng), Cost (Chi phí), Convenience (Sự tiện lợi), Communication (Giao tiếp) với mục đích xây dựng chiến lược phù hợp, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu khách hàng. 

CÔNG CỤ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING

Một số công cụ phân tích chiến lược marketing thông dụng, hiệu quả:

  • • Ma trận SWOT: Giúp doanh nghiệp đánh giá về vị trí hiện tại, xác định tác động của các yếu tố nội tại và ngoại tại bằng cách phân tích 4 yếu tố Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức).

  • • Mô hình SMART: Hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra mục tiêu marketing phù hợp dựa trên 5 khía cạnh Specific (Cụ thể), Measurable (Đo lường được), Achievable (Có thể đạt được), Relevant (Liên quan) và Time-bound (Có thời hạn).

  • • Mô hình PESTLE: Đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm Political (Chính trị), Economic (Kinh tế), Sociocultural (Văn hóa xã hội), Technological (Công nghệ), Legal (Pháp luật), Environmental (Môi trường).

6 XU HƯỚNG MARKETING TRONG TƯƠNG LAI

Một số xu hướng marketing được dự đoán bùng nổ trong tương lai:

1. Marketing đa kênh (Multi-channel Marketing)

Hiện nay, người tiêu dùng tiếp cận thông tin từ nhiều kênh khác nhau, từ truyền thống đến hiện đại. Do đó, việc xây dựng hoạt động marketing đa kênh là xu hướng tất yếu. 

Tiếp thị đa kênh mang đến khách hàng trải nghiệm liền mạch, thống nhất về thông điệp thương hiệu ở tất cả điểm chạm (Touchpoint). Điều này giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức và mức độ tin tưởng doanh nghiệp. 

2. Marketing định hướng xã hội (Socially-Oriented Marketing)

Xã hội ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Vì vậy, việc áp dụng chiến lược Socially-Oriented Marketing giúp doanh nghiệp tạo ra chiến dịch có giá trị, thúc đẩy sự phát triển cộng đồng, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, bệnh tật,... 

Ngoài ra, marketing định hướng xã hội giúp doanh nghiệp kết nối, gắn kết với khách hàng tốt hơn khi có nhiều cơ hội tương tác trực tiếp.

3. Marketing bền vững

Người tiêu dùng ngày nay ưa chuộng các sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc rõ ràng, thân thiện với môi trường. Marketing bền vững không chỉ là xu hướng mà còn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội.

Tiếp thị bền vững là một chiến lược thông minh, hướng đến việc tạo giá trị lâu dài, đồng thời xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tích cực, minh bạch, khác biệt.

4. Marketing tương tác (Interactive Marketing)

Marketing tương tác khuyến khích người tiêu dùng tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp, hướng đến mục đích xây dựng quan hệ gắn kết bền vững với khách hàng.

Interactive marketing ứng dụng các công nghệ tương tác hiện đại nhằm mang đến trải nghiệm độc đáo, đáng nhớ cho khách hàng thông qua các trò chơi, cuộc thi, sự kiện.

5. Cá nhân hóa

Cá nhân hóa là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển trong tương lai. Bởi khách hàng ngày càng đòi hỏi cao, mong muốn được tận hưởng những dịch vụ mang tính khác biệt, độc đáo. 

Doanh nghiệp tận dụng dữ liệu khách hàng để nghiên cứu tìm hiểu và mở ra trải nghiệm mua sắm mới mẻ, đáp ứng nhu cầu từng đối tượng mục tiêu, tạo ấn tượng mạnh trong mắt khách hàng. 

6. Trí tuệ nhân tạo (AI) & Học máy

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và học máy mang đến đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng ngành marketing. 

Trí tuệ nhân tạo giúp doanh nghiệp hiện thực hóa chiến lược cá nhân hóa, xây dựng trải nghiệm khách hàng hoàn toàn mới. Đồng thời, các thuật toán học máy thúc đẩy hiệu quả chiến dịch marketing nhờ dự đoán hành vi khách hàng nhanh chóng, đề xuất giải pháp chính xác kịp thời.

Xu hướng marketing gắn liền với trí tuệ nhân tạo

10 KỸ NĂNG CẦN THIẾT CỦA MARKETER

Marketing là ngành có tốc độ thay đổi nhanh chóng, liên tục xuất hiện những xu hướng mới. Vì vậy, việc trang bị đầy đủ kỹ năng cần thiết giúp nhà tiếp thị trở nên tự tin, thuận lợi trong quá trình thực hiện công việc.

  • • Kỹ năng nắm bắt thị trường: Hiểu rõ xu hướng, hành vi người tiêu dùng, phát hiện cơ hội, thách thức của môi trường kinh doanh, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn, hợp lý với mục tiêu, tình hình doanh nghiệp.

  • • Kỹ năng lập kế hoạch: Tổ chức công việc hiệu quả, tối ưu hóa công sức, thời gian, giảm thiểu rủi ro nhờ xác định rõ mục tiêu, KPIs đánh giá, quy trình thực hiện, thời gian hoàn thành, chiến thuật phòng tránh, ứng phó mối đe dọa ngay từ đầu.

  • • Kỹ năng tư duy, phân tích: Hiểu rõ gốc rễ vấn đề, loại bỏ những thông tin không cần thiết, đưa ra giải pháp phù hợp, khả thi nhờ so sánh các lựa chọn khác nhau, đồng thời rèn luyện tư duy logic, sáng tạo trong quá trình khám phá kiến thức mới.

  • • Kỹ năng SEO: Xây dựng website uy tín, tăng lượng truy cập tự nhiên, nâng cao nhận thức thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng chất lượng, tiết kiệm chi phí quảng cáo.

  • • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Tự tin khi đối mặt với các tình huống khó khăn, linh hoạt trước những biến động và phát triển tư duy phản biện.

  • • Kỹ năng thuyết trình: Truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng, súc tích, thuyết phục, tạo dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân, doanh nghiệp chuyên nghiệp.

  • • Kỹ năng thích ứng: Dễ dàng nhận biết, linh hoạt, nhạy bén điều chỉnh kế hoạch phù hợp ngay khi có biến động xảy ra, nâng cao khả năng sáng tạo.

  • • Kỹ năng quan sát, lắng nghe: Phát hiện kịp thời vấn đề kịp thời, thu thập thông tin hữu ích phục vụ việc nâng cấp sản phẩm, dịch vụ, thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

  • • Kỹ năng làm việc nhóm: Thúc đẩy hiệu suất phòng ban marketing, tăng hiệu quả công việc, mở rộng hiểu biết từ đồng nghiệp qua các buổi thảo luận.

  • • Kỹ năng quản lý thời gian: Tối ưu thời gian hợp lý, hạn chế lãng phí vào công việc không cần thiết, tăng năng suất, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.

HỌC MARKETING RA TRƯỜNG LÀM NGHỀ GÌ?

Marketing là một lĩnh vực rộng, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho người học. Một số vị trí trong ngành marketing: 

  • • Quảng cáo (Advertising): Lên ý tưởng, xây dựng thông điệp, sáng tạo nội dung quảng cáo hấp dẫn để truyền thông trên nhiều kênh khác nhau như TV, radio, báo chí, social media,... Đồng thời, phân bổ ngân sách, đánh giá hiệu quả chiến dịch.

  • • Quan hệ công chúng (Community Involvement/Public Relations): Công việc gồm xây dựng, duy trì hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp, tổ chức hội thảo, hoạt động truyền thông, xử lý khủng hoảng truyền thông,...

  • • Tiếp thị trực tiếp (Direct Marketing): Có nhiệm vụ tương tác, duy trì mối quan hệ với khách hàng qua các kênh như email, điện thoại, thư trực tiếp và lập kế hoạch tiếp thị cá nhân hóa để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

  • • Phân phối (Distribution): Quản lý kênh phân phối, đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng ở trạng thái lý tưởng. Bên cạnh đó, tìm kiếm đại lý mới và xây dựng quan hệ mật thiết với các nhà phân phối hiện hữu.

  • • Nghiên cứu thị trường (Market Research): Thu thập dữ liệu khách hàng, đối thủ, thị trường, phân tích, lập báo cáo, hỗ trợ quá trình ra quyết định của doanh nghiệp.

  • • Lập kế hoạch truyền thông (Media Planning): Xây dựng chiến thuật tiếp thị phù hợp trên các kênh truyền thông, đánh giá hiệu quả.

  • • Định giá sản phẩm (Product Pricing): Nhận định giá bán phù hợp cho sản phẩm dịch vụ qua việc phân tích đánh giá chi phí sản xuất, giá đối thủ cạnh tranh, giá trị khách hàng nhận được.

  • • One-to-one Marketing: Phát triển các chiến dịch marketing cá nhân hóa, đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng riêng lẻ.

  • • Trade Marketing: Tiếp thị sản phẩm đến đại lý, nhà bán buôn, nhà phân phối, xây dựng chương trình phù hợp thu hút họ trưng bày sản phẩm của doanh nghiệp.

  • • Branding: Xây dựng, quản lý hình ảnh danh tiếng thương hiệu, tạo giá trị, sự khác biệt cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

Branding là lĩnh vực tiềm năng trong marketing

LỜI KHUYÊN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU HỌC MARKETING

Marketing là một đại dương kiến thức mênh mông, đòi hỏi người học phải có niềm đam mê bất tận và sự kiên trì không ngừng. 

Lời khuyên của chuyên gia marketing Võ Tuấn Hải - CEO Quảng Cáo Siêu Tốc cho người mới bắt đầu. 

“Xác định mục tiêu và định hướng là việc đầu tiên cần thực hiện. Bạn muốn học marketing để làm gì? Bạn muốn làm việc trong lĩnh vực nào? Điều này giúp định hướng học tập rõ ràng, hiệu quả hơn. Đồng thời nắm vững các kiến thức nền tảng về marketing là gì, chiến lược marketing mix 4P, mô hình STP,...

Các bạn cần nâng cao các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và biết cách sử dụng công cụ phân tích (Google Analytics, Facebook Insights), phần mềm thiết (Adobe Photoshop, Canva).

Để không bị lạc hậu, các bạn nên cập nhật liên tục xu hướng marketing mới nhất thông qua báo, tạp chí, tài liệu uy tín. Thêm vào đó, tham gia diễn đàn, hội nhóm để mở rộng kiến thức từ chuyên gia, người có kinh nghiệm.” 

CEO Võ Tuấn Hải chia sẻ kinh nghiệm cho người mới bắt đầu học marketing

CÂU HỎI THẢO LUẬN VỀ MARKETING

Giải đáp thắc mắc xoay quanh chủ đề marketing.

1. Marketing có phải là bán hàng không?

Câu trả lời là không. Marketing hướng đến khơi gợi nhu cầu, xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Bán hàng tập trung vào việc chuyển đổi khát khao của đối tượng mục tiêu thành hành động mua hàng, tạo doanh thu lợi nhuận. Hai hoạt động khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động hỗ trợ lẫn nhau mang đến thành công cho doanh nghiệp.

2. Có thể tự học marketing không?

Với sự phát triển mạnh mẽ của internet, bạn hoàn toàn có thể tự học marketing dựa vào nguồn tài liệu trực tuyến. Đồng thời, bạn nên tham gia thêm các khóa học nhằm xây dựng nền tảng cơ bản vững chắc, hiểu rõ bản chất của marketing vì lĩnh vực này khá rộng, nhiều kiến thức liên quan.

3. Phân biệt marketing truyền thống và marketing hiện đại

Marketing truyền thống và marketing hiện đại có nhiều điểm khác nhau: 

  Marketing truyền thống Marketing hiện đại
Phạm vi • Rộng, bao phủ đại chúng • Hẹp hơn, tập trung vào khách hàng mục tiêu
Kênh
truyền thông
• Báo chí, biển quảng cáo ngoài trời (OOH), tờ rơi, tivi, radio, telemarketing,... • Website, social media (mạng xã hội), email, SEO, SEM, influencer marketing,...
Định hướng thông điệp • Khái quát, ít cá nhân hóa • Cá nhân hóa cao dựa trên dữ liệu hành vi khách hàng
Tương tác • Một chiều, chậm, ít tương tác trực tiếp với khách hàng • Hai chiều, nhanh chóng, thường trò chuyện qua các nền tảng trực tuyến

Đo lường
hiệu quả

• Đo lường thiếu tính chính xác, dựa vào cảm nhận và số liệu bán hàng • Số liệu cụ thể, chi tiết từ công cụ phân tích dữ liệu như Google Analytics
Tích hợp
công nghệ
• Ít áp dụng công nghệ, chủ yếu sử dụng công cụ cơ bản • Ứng dụng công nghệ hiện đại (CRM), tự động hóa
Mức độ linh hoạt  • Khó thay đổi chiến dịch đã lên kế hoạch • Dễ dàng điều chỉnh chiến dịch theo thời gian thực
Hình thức
truyền tải
• Chủ yếu văn bản tĩnh, hình ảnh, video • Đồ họa (infographic), video, livestream, hình ảnh động,...
Đối tượng
mục tiêu
• Nhóm khách hàng lớn, không phân biệt rõ • Nhóm khách hàng cụ thể, cá nhân hóa
Khả năng
tái sử dụng
• Khó tái sử dụng, cần điều chỉnh thay đổi nhiều • Dễ tái sử dụng, tối ưu hóa theo nhu cầu

KẾT LUẬN

Marketing là một phần quan trọng, đóng góp không thể thiếu vào sự phát triển của doanh nghiệp. Với những chia sẻ trên, Quảng Cáo Siêu Tốc hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích về marketing là gì. Thế giới marketing luôn thay đổi không ngừng. Những kiến thức đã học hôm nay chỉ là một phần nhỏ. Hãy luôn khám phá, học hỏi và thử nghiệm để trở thành một marketer thành công.
 

Bài viết Marketing là gì? Cẩm nang marketing cho người mới bắt đầu được đăng lần đầu bởi Quảng Cáo Siêu Tốc.

#quangcaosieutoc, #votuanhai, #marketinglàgì